Trong khi USD đang có đầy đủ yếu tố thiết yếu cho triển vọng tăng, thì nó lại đang kéo dài đà giảm so với JPY trong ngày thứ 3.
USD mạnh lên và sẽ tiếp tục mạnh hơn nữa trong các tháng tới do 1 loạt các lý do. Đầu tiên, chủ tịch Fed Jerome Powell đã vạch ra lộ trình cụ thể tăng lãi suất. Thêm vào đó, nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục công bố những số liệu tăng trưởng bao gồm chỉ số thất nghiệp thấp nhất trong 48 năm. Một thông tin tiếp theo cũng tốt cho USD là trái phiếu bán tháo đã đưa lãi suất lên mức cao nhất trong vòng 7 năm, thu hút nhà đầu tư ngoại những người buộc lòng phải mua USD để thanh toán cho các trái phiếu được niêm yết bằng USD. Cuối cùng, euro đang chịu áp lực từ sản lượng công nghiệp giảm ở Đức, khiến USD có thể tăng lên nữa khi 2 đồng tiền này thường phản ánh trái ngược nhau.
Vậy với việc liên tục đón nhận tin tốt, tại sao USD lại giảm so với JPY?
Hàng loạt cơn sóng gió đối với tài sản rủi ro đang bắt đầu khiến nhà đầu tư lo ngại. Thương mại Mỹ - Trung liên tục gia tăng căng thẳng, nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và đe dọa về việc tâm lý bài trừ Châu Âu đang nhiều lên do vấn đề ngân sách Italy với Ủy Ban Châu Âu. Như chúng tôi đã báo cáo trước đó, dường như mức độ căng thẳng trên thị trường đang tăng lên và JPY đang tái khẳng định vị thế của nó như là loại tiền tệ trú ẩn số một. Đây hoàn toàn là dấu hiệu cho sự thật rằng kể cả khi USD tăng giá so với các loại tiền tệ khác thì nó cũng đang giảm so với JPY.
Trong khi cặp tiền USD/JPY đang tăng kể từ 26/03 và đỉnh hôm thứ Tư tái khẳng định xu thế tăng có thể sẽ vượt qua đỉnh trong tháng 7, đường RSI lại cho thấy dấu hiệu giá có thể giảm khi mà động lực đã giảm dưới đường xu thế tăng kể từ giữa tháng 8. Đường MA ngắn của MACD đang cong bên dưới chuẩn bị cắt phía dưới đường MA dài cũng cho thấy dấu hiệu bán ra.
Lưu ý rằng đường 50 và 100 DMA đang ở trên đường xu thế tăng. Đường 200 DMA màu đỏ đánh dấu mức giá 110 khi mà đường đỏ nơi mà xu thế đảo chiều có thể diễn ra với ngưỡng hỗ trợ đáy giữa tháng 8.
Dẫu vậy, mức đỉnh gần đây khẳng định xu thế tăng và cho dù có thể tiềm tàng nguy cơ giảm, thì việc có quá nhiều dấu hiệu khẳng định xu thế tăng sẽ tiếp tục kéo dài, có thể bởi việc quay trở lại tâm lý risk-on của thị trường, hoặc cũng có thể bởi USD sẽ tiếp tục vị thế là tài sản trú ẩn.
Chiến lược giao dịch
Nhà đầu tư bảo thủ có thể chờ mua khi chỉ báo MACD và RSI giảm về ngưỡng trung bình, trùng với giá điều chỉnh và trở lại về đường xu hướng tăng ở ngưỡng 112,00. Sau đó, họ có thể chờ xác nhận đường xu hướng với ít nhất một cây nến dài màu xanh. Cuối cùng, họ có thể chờ giá kiểm nghiệm lại đường hỗ trợ cây nến xanh để xác nhận lại hoặc để có điểm vào tốt hơn.
Ví dụ giao dịch:
- Điểm vào: 112.00
- Cắt lỗ: 112.50
- Rủi ro: 50 điểm
- Mục tiêu: 114.00
- Lợi nhuận: 200 điểm
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:4
Nhà đầu tư trung bình có thể tham gia vị thế mua khi có dấu hiệu tích luỹ với ít nhất một cây nến dài màu xanh.
Ví dụ giao dịch:
- Điểm vào: 113.00
- Cắt lỗ: 112.75
- Rủi ro: 25 điểm
- Mục tiêu: 114.50, đường kháng cự của đỉnh
- Lợi nhuận: 150 điểm
- Tỷ lệ rủi ro-liwij nhuận: 1:6
Nhà đầu tư bảo thủ có thể bán để lướt sóng phiên điều chỉnh sắp tới.
Ví dụ giao dịch:
- Điểm vào: 113.75
- Cắt lỗ: 114:00
- Rủi ro: 25 điểm
- Mục tiêu: 112.00
- Lợi nhuận 175 điểm
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận 1:7