Tháng này, biến động trên thị trường tiền tệ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm. Trong những lúc như thế này, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng thị trường sẽ có động thái khác nhưng sẽ tăng lên 1 năm trước khi điều đó xảy ra.
Biến động ngoại hối thấp như thế này xảy ra lần cuối cùng là hồi tháng 6/2014, sau khi tích luỹ khoảng 10 tháng trước khi bứt phá mạnh. Trong năm 2007, thị trường chỉ dao động nhẹ trong một năm và trước đó, thời kỳ biến động thấp rõ rệt nhất là vào năm 1996 và giai đoạn tích luỹ cũng kéo dài khoảng một năm. Hiện thị trường đã ở trong điều kiện như thế này trong 3 tháng, nghĩa là cũng có thể thêm 6 đến 9 tháng trước khi thị trường bùng nổ. Điều này hợp lý do hầu hết các ngân hàng trung ương lớn đều không có kế hoạch thay đổi chính sách tiền tệ trong năm 2019 và việc thiếu chính sách sẽ giảm thiểu tác động của dữ liệu và các động thái chung về tiền tệ. Ngoài ra, mức tăng ổn định trên thị trường chứng khoán khiến các nhà đầu tư tự mãn.
Biến động sẽ trở lại khi cổ phiếu giảm do một đợt bán mạnh sẽ tạo ra lực chốt lời trên diện rộng và tâm lý từ bỏ rủi ro. Chúng tôi đã cảm thấy điều này hồi tháng 12 và tháng 1 vừa qua. Câu hỏi duy nhất là điều gì có thể tạo ra sự thay đổi này trong tâm lý? Chúng tôi biết rằng các ngân hàng trung ương quan ngại về tăng trưởng toàn cầu nhưng động thái trên thị trường chứng khoán không cho thấy những quan ngại này. Cổ phiếu sẽ đạt đỉnh nếu đàm phán thương mại Mỹ - Trung đạt kết quả tốt. Nếu báo cáo lợi nhuận suy yếu hoặc dữ liệu ổn định, Fed sẽ cân nhắc lại việc thắt chặt chính sách, và bất kỳ cuộc thảo luận nào về vấn đề này sẽ khiến cổ phiếu giảm. Đôi lúc, thị trường chứng khoán điều chỉnh chẳng vì lý do gì. Họ bán chỉ là do nỗi sợ, nhưng tốt nhất nên tập trung vào chiến lược phát triển trên các thị trường biến động thấp. Điều này có nghĩa là các đỉnh và đáy giảm, đẩy mạnh mục tiêu lợi nhuận và thu thập manh mối từ diễn biến thị trường cổ phiếu và lãi suất trái phiếu. Đồng thời, không nên hi vọng thị trường sẽ phản ứng đối với các báo cáo kinh tế lớn.
USD
Đánh giá dữ liệu
- Báo cáo Beige Book của Fed – Một số quận báo cáo hoạt động trong vài lĩnh vực cải thiện. Hoạt động kinh tế chỉ tăng ở mức khiêm tốn.
- Chỉ số Empire State 10.1 so với dự kiến 8
- Sản xuất công nghiệp -0.1% so với dự kiến 0.2%
- Chỉ số nhà NAHB 63 so với dự kiến 63
- Cán cân thương mại -$49.4B so với dự kiến -$53.4B
- Doanh số bán lẻ 1.6% so với dự kiến 1%
- Doanh số bán lẻ không bao gồm ô tô và gas 0.9% so với dự kiến 0.4%
- Chỉ số Fed của Philadelphia 8.5 so với dự kiến 11
- Đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm
- Số nhà mới bắt đầu 1139K so với dự kiến 1228K
- Cấp phép xây dựng 1269K so với dự kiến 1300K
Dữ liệu cần lưu ý
- Doanh số nhà mới và nhà hiện hữu – Dự kiến giảm sau khi tăng mạnh trong tháng 2.
- Số đơn hàng hoá lâu bền – Dự kiến hồi phục do thương mại cải thiện.
- Q1 GDP – Khả năng có bất ngờ tăng do cán cân thương mại và doanh số bán lẻ tăng trong 3 tháng đầu năm.
- Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của University of Michigan – Khả năng có điều chỉnh tăng với chi tiêu, đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng, thị trường chứng khoán cải thiện.
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 111.00
- Kháng cự 113.00
USD được mua nhưng không phải so với Yên
Chắc chắn rằng 112 là một ngưỡng quan trọng đối với cặp USD/JPY. Giá dao động vài pip dưới ngưỡng này trong cả tuần trước. Cặp USD/JPY nên tăng mặc dù chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones kết thúc tuần ở mức cao nhất kể từ tháng 10. Dữ liệu Mỹ cũng tốt hơn so với dự kiến. Doanh số bán lẻ tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2017 và đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm xuống mức thấp trong 50 năm. Tiền lương tăng và thị trường chứng khoán cải thiện, người tiêu dùng Mỹ mua sắm trở lại sau sự việc Chính phủ đóng cửa. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp phản ánh thị trường lao động tốt đến nỗi sẽ hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng trong tương lai. Tuy nhiên, cặp USD/JPY hầu như không tăng vì nhà đầu tư không tin rằng dữ liệu tốt trong một tháng sẽ thay đổi quan điểm của ngân hàng trung ương. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách đều nhận ra thị trường việc làm cải thiện và chi tiêu hồi phục. Nhưng quan ngại chính của họ là tăng trưởng trên diện rộng và thương mại - 2 vấn đề tạo ra rủi ro lớn đối với nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.
USD/JPY không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn chính xác nhất cho khẩu vị thị trường đối với USD. Đồng bạc xanh tăng so với tất các các loại tiền tệ chính khác vào tuần trước và thị trường cổ phiếu tăng, động thái này không phải do tâm lý từ bỏ rủi ro. Loại tiền tệ có diễn biến tệ nhất là Đô la New Zealand, giảm mạnh do CPI giảm. Đô la Canada hưởng lợi nhiều nhất từ dữ liệu thương mại và doanh số bán lẻ tăng. Trong thời gian tới, cặp USD/JPY sẽ có phiên bứt phá. Chúng tôi cho rằng điều này sẽ không xảy ra trong tuần này do hầu hết các thị trường vẫn còn trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh, còn thị trường Mỹ chỉ có một số báo cáo kinh tế. Dữ liệu duy nhất đáng theo dõi là GDP Q1 sẽ được công bố vào thứ Sáu.
AUD, NZD, CAD
Đánh giá dữ liệu
Úc
- Ngân hàng Úc cân nhắc liệu cắt giảm lãi suất có cần thiết hay không
- Thay đổi việc làm đạt 25,7K so với dự báo 15K
- Tỷ lệ thất nghiệp đạt 5% so với dự báo 5%.
- Việc làm toàn thời gian đạt 48,3K so với -1,7K trước đó
- Niềm tin kinh doanh NAB đạt -1 so với 1 trước đó
New Zealand
- PMI dịch vụ đạt 52,9 so với 53,6 trước đó
- CPI đạt 0,3% so với dự báo 0,1%.
Canada
- Doanh số nhà hiện tại đạt 0,9% so với dự báo 2%
- Doanh số sản xuất đạt -0,2% so với dự báo -0,1%
- Cán cân thương mại đạt -2,9 tỷ so với dự báo -3,25 tỷ
- CPI đạt 0,7% so với dự báo 0,7%
- Doanh số bán lẻ 0,8% so với dự báo 0,4%.
Dữ liệu cần lưu ý
Úc
- CPI – khả năng giảm bởi giá hàng hóa tăng nhưng dự kiến lạm phát tiêu dùng lại giảm
- PPI – Cần theo dõi CPI nhưng PPI được kỳ vọng sẽ tăng nhẹ
New Zealand
- Cán cân thương mại New Zealand – sẽ thấp hơn với hoạt động sản xuất suy yếu
Canada
- Ngân hàng Canada được dự báo sẽ giữ lãi suất không đổi. Liệu họ có ghi nhận sự cải thiện trong dữ liệu gần đây?
Mốc quan trọng
- Hỗ trợ AUD 0,7100 NZD 0,6650 CAD 1,3300
- Kháng cự AUD 0,7200 NZD 0,6800 CAD 1,3400
Quyết định lãi suất của ngân hàng Canada – sự kiện lớn nhất trong tuần
Báo cáo kinh tế tốt hơn dự báo từ Úc và Canada không thể giúp được cho AUD và CAD, trong khi những yếu điểm của New Zealand được khuếch đại lên đối với NZD sụt giảm. Cả 3 đồng tiền hàng hóa đều mất giá trị so với đồng bạc xanh với NZD rơi xuống đáy trong 3 tháng khi tăng trưởng CPI suy yếu càng củng cố cho khả năng tăng lãi suất từ ngân hàng New Zealand. Đồng thời cũng có sự phân kỳ lớn đối với kết quả của AUD, đã đạt đỉnh 1 tháng tuần trước. Dữ liệu thị trường lao động Úc khả quan hơn đáng kể so với kỳ vọng với việc nền kinh tế có thêm nhiều việc làm toàn thời gian. Không may rằng, kể cả với những cải thiện trên, ngân hàng dự trữ vẫn cho rằng “dữ liệu của nhu cầu lao động” là trái chiều và có sự thảo luận về viễn cảnh cắt giảm lãi suất là hợp lý và cần thiết. Câu chuyện đơn thuần về cắt giảm lãi suất làm lu mờ ảnh hưởng của dữ liệu tích cực. AUD và NZD cũng loại bỏ dữ liệu khỏi Trung Quốc tuần trước. Gói kích thích của họ cuối cùng cũng đã có kết quả với chi tiêu tiêu dùng và hoạt động sản xuất phục hồi mạnh mẽ trong tháng 3, nhưng vẫn còn quá sớm để tuyên bố là đã chạm đáy, đặc biệt khi mà Mỹ và Trung Quốc chưa thể thống nhất đối thoại thương mại. Đối với yếu tố cơ bản và kỹ thuật, AUD và NZD trở nên dễ bị tổn thương hơn bởi những yếu tố tiêu cực kèm theo đặc biệt khi mà CPI của Úc và dữ liệu thương mại của New Zealand trong tuần này có thể không đạt được dự báo nhưng câu chuyện thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã có nhiều biến chuyển và nhiều khả năng cả 2 bên sẽ có cuộc họp thượng đỉnh đi đến ký kết trong tháng 5. Nếu điều này là thật, đó sẽ là thông tin tích cực cho AUD và NZD.
Sự kiện lớn nhất trong tuần này là công bố chính sách tiền tệ của ngân hàng Canada trong thứ Tư. Trong tháng 3, ngân hàng Canada đã đưa cặp tiền USD/CAD xuống đáy 2 tháng bằng việc bày tỏ quan ngại về tăng trưởng, hướng tới sự bất ổn gia tăng với tương lai tăng lãi suất. Tại thời điểm đó, họ lo ngại về chi tiêu tiêu dùng, giá nhà ở và lạm phát. Sau 7 tuần và một số quan ngại được giải tỏa khi doanh số bản lẻ phục hồi và tăng trưởng CPI đi lên. Không may mắn là đó là không đủ để thay đổi xu thế ôn hòa của ngân hàng trung ương. USD/CAD đang được giao dịch trong phạm vi hẹp 1,3290 tới 1,3400 kể từ đầu tháng và nếu ngân hàng Canada bỏ qua toàn bộ số liệu được cải thiện gần đây và tập trung nhiều vào lo ngại đến nền kinh tế, chúng ta có thể thấy USD/CAD hướng đến đỉnh tháng 3 1,3470.
Bảng Anh
Đánh giá dữ liệu
- Giá nhà Rightmove 1,1% so với trước đó 0,4%
- Tuyên bố thất nghiệp 28,3K so với trước đó 26,7K
- Thu nhập trung bình tuần 3,5% so với dự báo 3,5%
- Tỷ lệ thất nghiệp ILO 3,9% so với dự báo 3,9%
- CPI Anh 0,2% so với dự báo 0,2%
- CPI Anh qua năm 1,9% so với dự báo 2%
- PPI đầu vào -0,2% so với dự báo 0,3%
- PPI đầu ra 0,3% so với dự báo 0,2%
- Doanh số bán lẻ 1,1% so với dự báo -0,3%
- Doanh số bán lẻ trừ ô tô 1,2% so với dự báo -0,3%
Dữ liệu cần lưu ý
- Không có dữ liệu
Mốc quan trọng
- Hỗ trợ 1,2800
- Kháng cự 1,3100
GBP bỏ qua các dữ liệu tích cực
Bảng Anh bị bán tháo vào tuần trước là đáng ngạc nhiên nếu đánh giá về dữ liệu việc làm và doanh số bán lẻ tích cực. Số liệu việc làm tăng lên đỉnh mới khi mà tăng trưởng thu nhập được giữ ở mức 3,5%. ILO thất nghiệp được duy trì ở mức thấp nhất trong vòng 45 năm. Báo cáo doanh số bán lẻ mới nhất cho thấy người tiêu dùng Anh không quá bối rối bởi bất ổn Brexit trong tháng 12. Chi tiêu tiêu dùng tăng 1,1% so với dự báo -0,3%. Những nhà kinh tế cho rằng suy yếu sẽ kéo dài, nhưng doanh số bán hàng trực tuyến tích cực khiến doanh số bán lẻ tăng lên trong tháng thứ 3 liên tiếp. Những báo cáo này nên mang lại thông tin tích cực cho bảng Anh nhưng thực tế đồng tiền này lại đi xuống 1 cách lặng lẽ. Dữ liệu lạm phát thấp hơn có thể là một yếu tố nhưng lý do chính duy nhất về sự suy yếu của đồng tiền là nhà đầu tư không kỳ vọng những báo cáo này sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng Anh. Họ không có kế hoạch tăng lãi suất cho đến khi Anh quyết định về các điều khoản rời khỏi liên minh Châu Âu. Điều khoản 50 được gia hạn kéo dài sự bất ổn và trì hoãn thời điểm thắt chặt. Không có báo cáo kinh tế Anh được công bố trong tuần này nên sẽ là 1 tuần yên ả cho GBP. Với suy nghĩ này, GBP/USD có mức hỗ trợ mạnh gần 1,2650.
Euro
Đánh giá dữ liệu
- Khảo sát ZEW của Đức Current 5,5 so với dự kiến 8,5
- Kỳ vọng khảo sát ZEW của Đức 3,1 so với dự kiến 0,5
- Khảo sát ZEW của Châu Âu 4,5 so với trước đó -2,5
- Cán cân thương mại của Châu Âu 19,5B so với trước đó 17B
- PMI hợp nhất của Châu Âu 51,3 so với dự kiến 51,8
- PMI sản xuất của Châu Âu 47,8 so với dự kiến 48
- PMI dịch vụ của Châu Âu 52,5 so với dự kiến 53,1
- PPI của Đức -0,1 so với dự kiến 0,2%
- PPI theo năm của Đức 2,4% so với dự kiến 2,7%
- PMI sản xuất của Đức 44,5 so với dự kiến 45
- PMI dịch vụ của Đức 55,6 so với dự kiến 55
- PMI Hợp nhất của Đức 52,1 so với dự kiến 51,7
Dữ liệu cần lưu ý
- Báo cáo IFO của Đức – PMI trái chiều và khảo sát ZEW cho thấy tâm lý doanh nghiệp sẽ không thay đổi nhiều.
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1.1150
- Kháng cự 1.1350
Euro đang gặp vấn đề
Theo các yếu tố cơ bản, không có nhiều lý do để cảm thấy tích cực về euro. Nền kinh tế đang suy yếu, Chủ tịch Bundesbank của Đức Jens Weidmann đã cảnh báo vào tuần trước rằng tăng trưởng khu vực này sẽ chậm lại trong năm 2019, Mỹ đang đe doạ Châu Âu với một loạt quy định thuế quan và chênh lệch lãi suất trái phiếu 10 năm giữa Đức-Mỹ giảm sâu. Mặc dù khảo sát ZEW cho thấy quan ngại về triển vọng của khu vực đang ngày càng ảm đạm. Sản xuất công nghiệp Đức giảm khiến họ vẫn lo lắng về điều kiện hiện tại. Dữ liệu PMI sơ bộ ở khu vực Châu Âu - thước đo gần nhất về điều kiện thị trường đạt 47,8 so với 48,1. Theo Markit, “các vấn đề còn tồn đọng giảm lần thứ 4 trong 5 tháng vừa qua và vẫn chưa có gì tiến triển kể từ tháng 11 năm ngoái. Việc giảm các vấn đề tồn đọng chỉ giảm trong tháng 3, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2014”. Thông tin tích cực nhất trong báo cáo là PMI dịch vụ của Đức hồi phục, bù đắp sự suy yếu trong sản xuất. Tuy nhiên, Đức, quốc gia chủ chốt ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của Châu Âu, vẫn dễ bị tổn thương do sản xuất suy yếu. Hoạt động sản xuất ở Đức cũng như ở Châu Âu phụ thuộc chính vào sản xuất ô tô, lĩnh vực đang bị đe doạ thay thế bởi các phương tiện bằng điện. Nhưng hoạt động sản xuất ở đây khó hồi phục sớm và niềm hi vọng duy nhất về tăng trưởng nằm ở lĩnh vực dịch vụ, nhưng nhu cầu ở đây khá ổn định. Báo cáo IFO của Đức dự kiến được công bố trong tuần này. Chúng tôi dự kiến niềm tin doanh nghiệp sẽ không cải thiện nhiều. Về mặt kỹ thuật, cặp EUR/USD không đạt ngưỡng 1,13 cùng các mức đỉnh và đáy giảm dần là tín hiệu suy yếu, đồng thời giá cũng không thể cắt trên đường SMA 50 ngày phiên thứ 3 liên tiếp cho thấy giá sẽ giảm dưới ngưỡng 1,12.