Với việc báo cáo Q1 gần kết thúc, khá rõ ràng rằng động lực tăng trưởng trên thị trường hiện tại 2 ngành công nghệ và bán lẻ đang chậm lãi. Nếu đó là xu thế kéo dài, sẽ không khó để dự đoán nhà đầu tư đã chứng kiến thập kỷ mở rộng kéo dài nhất trong lịch sử thị trường.
Một vài gã khổng lồ công nghệ bao gồm Apple Inc. (NASDAQ:AAPL), Alphabet (NASDAQ:GOOGL), và Intel Corp (NASDAQ:INTC đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ nhu cầu sụt giảm cho sản phẩm và dịch vụ của họ. Vết nứt đã dần xuất hiện trong viễn cảnh tương lai.
Alphabet đưa ra tăng trưởng doanh thu thấp nhất kể từ 2015 trong khi Apple lần đầu tiên sụt giảm doanh số và lợi nhuận quý trong hơn 2 năm. Và công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới là Amazon (NASDAQ:AMZN) thì có Q1 trái chiều. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng 129% nhưng tăng trưởng doanh thu chỉ ở mức 17%, dưới so với tốc độ 30% thường thấy của Amazon trong 3 năm qua. Công ty dự kiến mức tăng trưởng trong Q2 sẽ chỉ đạt 16%.
Bức tranh rộng hơn cũng không hứa hẹn gì. 15 quý liên tiếp từ tháng 6 trước, lợi nhuận từ công ty công nghệ luôn vượt trên S&P 500, với khoảng cách tăng trưởng trung bình 6,3% điểm. Nhưng lợi nhuận trong Q1 giảm nhiều hơn 6% và đó là mức tệ nhất trong 1 thập kỷ theo dữ liệu Bloomberg.
Cả các công ty lớn lẫn người dùng đều đóng góp vào sự suy yếu này. Lấy Apple là ví dụ, họ chịu ảnh hưởng từ việc người dùng không muốn mua các dòng sản phẩm quá đắt đỏ, trong khi các nhà sản xuất chip đang phải trải qua nhu cầu thấp từ thị trường người dùng và cả trung tâm dữ liệu.
Kỳ vọng nhu cầu phục hồi đối với ngành công nghiệp bán dẫn mờ dần nhanh chóng sau khi chiến tranh thương mại gia tăng với Mỹ - Trung, khiến nghi ngại về khả năng duy trì tăng trưởng bền vững và biên lợi nhuận gia tăng nếu 2 cường quốc kinh tế không thể tìm được tiếng nói chung.
(Philadelphia Semiconductor Index) (SOX) giảm 14% trong tháng trước, trở thành tai nạn lớn nhất của chiến tranh thương mại. Cổ phiếu Apple giảm khoảng 11% trong tháng với nỗi lo nhà sản xuất sẽ chứng kiến nhu cầu thấp đi nếu chính phủ Trung Quốc và người dùng trả đũa. Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3 của Apple mang lại doanh số gần 52 tỷ USD trong những năm gần đây.
Ngành bán lẻ đứng trước áp lực
Bán lẻ là một lĩnh vực khác mà công ty đang thấy khó khăn. Kohl's Corp (NYSE:KSS) ), JC Penney (NYSE:JCP), và Nordstrom Inc. (NYSE:JWN) đồng loạt báo cáo doanh số quý giảm trong tuần này còn Home Depot (NYSE:HD) thì có mức doanh số cửa hàng tương đương tăng ít hơn dự báo.
Điều khiến thị trường u ấm chính là ảnh hưởng thuế quan cao với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Đầu tháng này, chính quyền Trump quyết định áp mức thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, tăng 10% so với tháng 10.
Kohl's nhập 1/5 hàng hóa từ Trung Quốc, họ nói rằng chi phí gia tăng liên quan đến tăng thuế nhập khẩu khiến dự báo cho năm của họ đi xuống. Chuỗi thiết bị gia đình Home Depot dự kiến sẽ dùng khoảng 1 tỷ USD thêm để mua hàng hóa nếu thuế 25% được áp dụng.
Nhưng tin tốt là đến bây giờ các nhà bán lẻ vẫn chưa thấy nhu cầu người dùng đi xuống, mà nó có thể phục hồi mạnh hơn trong phần còn lại của năm nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không gây ảnh hưởng quá xấu đến Mỹ. Kohl's và Home Depot đều cho rằng thời tiết mát mẻ mùa thu là vấn đề với họ, giá cả cạnh tranh cũng như chiến dịch khuyến mãi từ đối thủ khiến tăng trưởng doanh số không đạt như kỳ vọng.
Mặc cho có nhiều thất vọng, tuy nhiên vẫn không phải là tin tồi tệ hẳn cho ngành bán lẻ. Báo cáo kết quả kinh doanh đáng thất vogj trái ngược với báo cáo trước đó từ các ông lớn như Walmart Inc. (NYSE:NYSE:WMT). Công ty có tăng trưởng doanh số tương đương Q1 cao nhất trong 9 năm.
Lời kết
Căng thẳng thương mại với Mỹ nổi trội là đe dọa lớn nhất lên những công ty niêm yết tại Mỹ. Căng thẳng này làm cả công ty và người dùng đều ngần ngại khi chi tiêu cho tương lai. Nhà đầu tư nên thận trọng khi đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu mà dính liền với nền kinh tế chừng nào thị trường còn giữa chừng bất ổn.