Cập nhật 6T2022
Kết quả doanh thu 6T2022 của AST đạt 202 tỷ (+85.5% CK) và ghi nhận tín hiệu vô cùng tích cực khi lợi nhuận ròng (LNR) chỉ còn lỗ 7 tỷ đồng (sv. lỗ 66.9 tỷ CK). Trong Q2/2022, khi các hãng hàng không nội địa được hưởng lợi mạnh mẽ từ việc các chính sách phòng chống Covid-19 được dỡ bỏ, AST đã lần đầu ghi nhận LNR dương 16.6 tỷ (sv. lỗ 35 tỷ CK). Tuy nhiên mảng bán lẻ cho khách quốc tế, vốn mang lại biên lợi nhuận cao hơn từ 10%-15% so với mảng nội địa, vẫn chưa hồi phục như kỳ vọng khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 8T2022 chỉ đạt 1.4 triệu lượt, giảm 87% so với mức trước đại dịch 2019.
Dự phóng 2022-2023
Năm 2022 khách nội địa quay lại vượt kỳ vọng nhưng lượ ng khách quốc tế hồi phục chậm hơn dự kiến. Tính chung 8T2022, tổng số khách du lịch nội địa đạt khoảng 79.8 triệu lượt, cao hơn 19.8 triệu lượt so với mục tiêu cả năm 2022 của Tổng Cục Du lịch cho khách nội địa năm 2022. Ngược lại, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cùng kỳ chỉ đạt 1.4 triệu lượt, giảm 87% so với thời điểm trước dịch 2019. Chúng tôi đánh giá các yếu tố chủ quan như 1) chưa phải mùa cao điểm du lịch của các nước bắc bán cầu, 2) thời hạn thị thực ngắn cộng hưởng với các yếu tố khách quan như nhiều nước chưa mở cửa lại mảng du lịch hay 3) lạm phát tăng cao đã khiến lượng khách quốc tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến.
Cho năm 2023 - 2024, chúng tôi dự phóng khách du lịch nội địa vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số, lần lượt đạt 138.1 triệu lượt (+30% CK) và 158.8 triệu lượt (+15% CK). Dự phóng lượng khách hàng không quốc tế sẽ hồi phục chậm hơn, lần lượt đạt 10.5 triệu lượt (+320% CK) cho năm 2023F và 33.6 triệu lượt (+220% CK) cho năm 2024F, vượt qua mức kỷ lục 116.4 triệu lượt năm 2019.
Dự phóng sản lượ ng, doanh thu 2022 – 2024
Chúng tôi đánh giá từ năm 2022, khi ngành du lịch phục hồi cũng như các yêu cầu về phòng dịch dần gỡ bỏ sẽ giúp AST vừa tăng trưởng doanh thu lẫn gia tăng biên LNG trở lại. Chúng tôi dự phóng doanh thu của AST năm 2022 / 2023 / 2024 lần lượt đạt 686 tỷ (+345% CK) / 1,231 tỷ (+79% CK) / 1,532 tỷ (+24.4% CK), tương ứng với biên LNG lần lượt đạt 48% / 51% / 51%.
Qua đó, chúng tôi dự phóng LNR sau khi trừ đi lợi ích của cổ đông thiểu số của AST trong năm 2022 / 2023 / 2024 sẽ lần lượt đạt 48 tỷ / 156 tỷ (+225% CK) / 185 tỷ (+18% CK).
Định giá
Chúng tôi khuyến nghị giá mục tiêu của AST ở mức VND (HM:VND) 69,500 (upside +22.5%) dựa trên phương pháp FCFE. PE forward FY23 của AST là 17.5x, thấp hơn 10% định giá so với trước dịch Covid-19. Ngành bán lẻ hàng không là ngành vốn có rào cản gia nhập lớn và nền tảng tài chính vững mạnh.
Ngành du lịch Việt Nam 8T2022 và triển vọng 2022 - 2023
Khách nội địa trở lại vượt kỳ vọng cho cả năm 2022 . Tính chung 8 tháng, tổng số khách du lịch nội địa đạt khoảng 79.8 triệu lượt, cao hơn 19.8 triệu lượt so với mục tiêu cả năm 2022 của Tổng Cục Du lịch cho khách nội địa năm 2022. Chúng tôi cho rằng nhờ việc nhiều quốc gia vẫn chưa mở cửa, chi phí du lịch trong nước ngày càng hợp lý cũng như tâm lý đi chơi sau hai năm bị cách ly đã khiến lượng khách du lịch nội địa bùng nổ trong năm 2022. Hiện tại, lượng khách du lịch nội địa trong 8T2022 tăng 33.6% so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước khi xảy ra đại dịch và gần bằng số lượng khách cả năm 2019 (85 triệu lượt).
Cho năm 2023 - 2024, chúng tôi dự phóng khách du lịch nội địa vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số, lần lượt đạt 138.1 triệu lượt (+30% CK) và 158.8 triệu lượt (+15% CK) với hai động lực chính là (1) thu nhập người dân tiếp tục gia tăng, (2) hệ thống cao tốc giúp kết nối dễ dàng hơn các điểm du lịch như Phan Thiết, Móng Cái .... đến các thành phố chính.
Tổng thu của ngành Du lịch phục hồi chậm hơn do thiếu đòn bẩy từ khách quốc tế . Tổng thu từ khách du lịch trong 8 tháng đầu năm 2022 ước đạt 356.6 nghìn tỷ đồng, đạt 80.6% so với cùng kỳ năm 2019. Chúng tôi ước tính tổng thu từ khách du lịch nội địa trong năm 2022 khoảng 522 nghìn tỷ đồng, thấp hơn 27% so với mức trước dịch năm 2019. So với năm 2019, Việt Nam chỉ đón 85 triệu lượt khách du lịch nội địa nhưng doanh thu lên tới 720 nhìn tỷ đồng (+16% CK).
Dự phóng lượ ng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2022 chỉ đạt 2.5 triệu người, bằng chỉ đạt 50% kỳ vọ ng củ a Tổng Cục du lịch. Trong 8T2022, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1.4 triệu lượt, giảm 87% so với thời điểm trước dịch 2019. Chúng tôi đánh giá bốn yếu tố chính khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn khiêm tốn dù đã mở cửa các đường bay từ 15/03/2022, bao gồm (1) Thời hạn miễn thị thực chỉ có 15 ngày, ít hơn so với nhu cầu của các tour nước ngoài, (2) Lạm phát cao trên toàn thế giới (3) Nhiều nước vẫn chưa mở cửa du lịch như Trung Quốc hay Nhật Bản và (4) Chưa phải mùa cao điểm du lịch của các nước bắc bán cầu. Chúng tôi cho rằng sự tác động tiêu cực này chỉ thực sự được dỡ bỏ từ 2023 khi hầu hết các nước coi Covid-19 như bệnh đặc hữu cũng như tác động của lạm phát giảm bớt. Do đó chúng tôi dự phóng lượng khách quốc tế đến các cảng hàng không của Việt Nam năm 2023F và 2024F lần lượt đạt 10.5 triệu lượt (+320% CK) và 33.6 triệu lượt (+220% CK).
Thị trường châu Á vẫn chưa thực sự phục hồi hoàn toàn . Trước dịch Covid-19, năm 2019 thị trường châu Á chiếm đến 79.9% tổng lượng khách du lịch quốc tế, nhiều nhất là bốn nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. Tuy nhiên Trung Quốc và Nhật Bản (chiếm 37% lượng khách quốc tế 2019) vẫn duy trì các chính sách xuất nhập cảnh gắt gao để phòng dịch Covid trực tiếp khiến thu nhập của ngành bán lẻ sân bay tại các nhà ga quốc tế chưa phục hồi như kỳ vọng.
Dự phóng KQKD của AST năm FY22
1. Mảng F&B và bán hàng lưu ni ệm (BHLN) hồi phục đầu tiên nhờ lượ ng khách nộ i địa quay lại mạnh mẽ
Hiện nay AST đang vận hành chuỗi BHLN và F&B mang tên Lucky. Chuỗi Lucky hiện nay đã xuất hiện hầu hết ở các sân bay và dự kiến tiếp tục mở rộng ra thêm hai sân bay mới là sân bay Phan Thiết và Tân Sơn Nhất (nhà ga T3). Với vị trí đắc địa tại các nhà chờ thuộc nhà ga nội địa lẫn quốc tế, mảng F&B và BHLN phục hồi trước tiên trong hệ sinh thái của AST.
Tuy nhiên, tổng số cửa hàng F&B và BHLN của AST là 81 cửa hàng trong năm 2021 tại 7 sân bay, do đó chúng tôi đánh giá sẽ rất khó mở rộng thêm số lượng cửa hàng của AST ở các sân bay hiện tại. Cho đến năm 2024, khi sân bay Phan Thiết và T3 của Tân Sơn Nhất đi vào hoạt động, chúng tôi dự phóng số lượng của hàng của hai mảng này sẽ đạt 92 cửa hàng. Doanh thu dự phóng cho mảng BHLN năm 2022 / 2023 / 2024 lần lượt đạt 205 tỷ (+832.4% CK) / 348 tỷ (+70% CK) / 422.5 tỷ (+21% CK). Với mảng F&B, chúng tôi dự phóng doanh thu cho các năm 2022 / 2023 / 2024 lần lượt đạt 108 tỷ (+190% CK) / 209 tỷ (+93% CK) / 248.7 tỷ (+19% CK).
Xem thêm tại đây