Diễn biến thị trường thế giới
Phố Wall có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu
- Nhóm cổ phiếu ngành công nghệ điều chỉnh nhẹ do tâm lý lo ngại về căng thẳng Mỹ-Trung có thể dẫn đến các đáp trả lên nhóm ngành công nghệ giữa hai quốc gia Tuy nhiên, tâm lý NĐT vẫn duy trì trạng thái lạc quan khi Tổng thống Trump đã ký ban hành cung cấp thêm trợ cấp thất nghiệp và hoãn thuế thu nhập cá nhân.
- Chỉ số Dow Jones duy trì đà tăng nhẹ và chốt tuần tăng 3.8% so với tuần giao dịch trước. Đồng thời, đường trung bình 50 ngày cắt lên đường trung bình 200 ngày cho thấy xu hướng tăng tiếp tục được củng cố và đà tăng này thường kéo dài gần 1 năm theo thống kê lich sử.
Diễn biến thị trường Việt Nam
Khối ngoại giảm bán ròng còn 186 tỷ
- Lượng bán ròng chủ yếu tập trung ở giao dịch thỏa thuận. Điểm tích cực là khối ngoại chuyển sang mua ròng trên giao dịch khớp lệnh cho thấy khối ngoại vẫn đang tỏ ra lạc quan hơn với diễn biến xu hướng thị trường hiện tại.
- Lượng mua ròng phần lớn chủ yếu tập trung ở nhóm Ngân hàng, Xây dựng và VLXD, Tài nguyên cơ bản.
Đánh giá tác động NHNN giảm lãi suất điều hành
1. Ba lần điều chỉnh lãi suất điều hành của NHNN trong năm 2020.
Tính từ đầu năm 2020 tới nay NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành:
- Lần 1: Điều chỉnh các loại lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay tối đa ở các kỳ hạn giảm từ 0.25% – 1.00%.
- Lần 2: Tiếp tục giảm các loại lãi suất điều hành nói trên thêm từ 0.3% – 0.5%
- Lần 3: Ngày 06/08 Ngân hàng nhà nước công bố giảm thêm một số loại lãi suất điều hành của NHNN xuống 0.2%- 0.5%. Cụ thể, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND (HM:VND) ở mức 0.5%, thêm giảm 0.5% so với Quyết định ngày 16/3; lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND vẫn duy trì 0%; lãi suất tiền gửi bằng VND của NH Phát triển Việt Nam, NH chính sách xã hội, QTDND, TCTCVM ở mức 0.8%, thêm giảm 0.2% so với trước đó.
Ngoài ra, từ 01/08 lãi suất tiền gửi Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi VN cũng giảm thêm 0.2% về mức 0.8%.
2. Đánh giá tác động việc điều chỉnh lãi suất điều hành lần 3 trong năm 2020:
- Theo Quyết định 1158/QĐ – NHNN ngày 29/05/2018 áp dụng từ ngày 01/06/2018 tới nay, quy định về tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng bao gổm các Ngân hàng TMCP là 3% cho tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng VND; là 1% cho tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên bằng VND.
- Những ngân hàng nào có khoản tiền gửi lớn, đặc biệt có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cao sẽ bị ảnh hưởng tới khoản thu nhập từ lãi nhiều hơn các ngân hàng còn lại. Một số ngân hàng niêm yết có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi ở mức cao, từ 26-33% năm 2019 như VCB (HM:VCB), MBB (HM:MBB), TCB (HM:TCB). Tuy nhiên, tỷ lệ lãi từ những khoản tiền gửi chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lãi cho vay của các ngân hàng.
- Dựa trên số liệu Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2020 của 14 ngân hàng, theo tính toán của chúng tôi việc giảm lãi suất dự trữ bắt buộc VND từ 1% xuống 0.5% sẽ làm giảm 2.5% thu nhập lãi tiền gửi, tức chỉ làm giảm 0.06% thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của các ngân hàng 6 tháng cuối năm 2020 so với 6 tháng đầu năm. Điều này là không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng.
- Theo chúng tôi, ngoài tác động tới việc giảm thu nhập của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại thì việc giảm lãi suất điều hành của NHNN lần này không có tác động nhiều tới thị trường.
Cổ phiếu hôm nay
HSG (HM:HSG) – Duy trì tăng trưởng lợi nhuận