Áp lực tỷ giá tiếp tục gia tăng
NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá và nâng mức giá bán tỷ giá
Ngày 17/10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5% so với tỷ giá trung tâm.
Đồng thời nâng tỷ giá bán USD lên 24,380 (+4.1% so với tỷ giá trung tâm, và vẫn nằm trong biên độ +5% mới). Theo đó, tỷ giá bán USD của NHNN đã tăng 7% YTD (biểu đồ 1). Nguyên nhân
9 tháng đầu năm, mục tiêu ưu tiên của Việt Nam là bình ổn lạm phát nên NHNN đã nỗ lực kiểm soát tỷ giá nhằm hạn chế hiện tượng nhập khẩu lạm phát. Tuy nhiên để làm được điều này, trên thực tế, NHNN đã phải bán một lượng lớn USD ra hệ thống NHTM, ước tính vào khoảng 24 tỷ USD nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của thị trường (biểu đồ 3). Việc này khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm mạnh xuống dưới mức tiêu chuẩn - 12 tuần nhập khẩu (theo khuyến nghị của IMF) và dư địa chính sách đã dần bị hạn chế hơn trước. Như vậy, việc NHNN nới rộng biện độ tỷ giá lần này phần nhiều mang tính chất can thiệp kĩ thuật, từ đó có thể kết hợp nâng tỷ giá bán USD để phù hợp hơn với diễn biến thực tế.
Đánh giá tác động và diễn biến trong thời gian tới
Tỷ giá bán USD của NHNN đã được nâng lên xấp xỉ bằng với mức tỷ giá giao dịch ngoài thị trường tự do nên chúng tôi cho rằng đã đáp ứng đủ kỳ vọng của thị trường cho đến thời điểm hiện tại. Điều này mang đến 2 tác động trái chiều:
- Tích cực: (1) Tâm lý trì hoãn giải ngân của các doanh nghiệp FDI do lo ngại phá giá VND (HM:VND) sẽ được giải tỏa phần nào so với giai đoạn trước (khi NHNN cố giữ giá đồng nội tệ sẽ tạo ra tâm lý lo ngại khả năng VND bị định giá quá cao); (2) Nhóm các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn nguyên vật liệu đầu vào ít phụ thuộc vào nhập khẩu cũng sẽ được hưởng lợi (nguồn thu từ ngoại tệ khi quy đổi sang VND sẽ tăng lên sau khi VND giảm giá).
- Tiêu cực: (1) Áp lực nhập khẩu lạm phát sẽ gia tăng và từ đó có thể tác động liên đới lên mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; (2) Các doanh nghiệp có nguồn nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu trong khi đầu ra chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ chịu tác động bất lợi.
Về diễn biến trong thời gian tới, do khả năng can thiệp của NHNN đã phần nào bị hạn chế nên diễn biến của tỷ giá sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến của đồng USD trên thị trường thế giới, được thể hiện qua chỉ số Dollar Index (biểu đồ 4). Trong kịch bản lạm phát không hạ nhiệt như kỳ vọng, FED tiếp tục đẩy nhanh tiến trình tăng lãi suất, đồng USD sẽ vẫn duy trì xu hướng tăng thì tỷ giá USD/VND có thể lên 24,700 (cận trên +5% tỷ giá trung tâm). Trường hợp xấu nhất, NHNN sẽ phải can thiệp bằng biện pháp nâng tỉ giá trung tâm.
Tỷ giá liên ngân hàng tăng mạnh
Biểu đồ 1: Tỷ giá USD/VND (VND)
VND là đồng tiền có sự mất giá ít nhất
Xem thêm tại đây