Cục Dự trữ Liên bang có một chiến lược lạm phát mới. Thay vì tập trung vào việc kiềm chế áp lực giá cả, giờ đây FED sẽ cho phép lạm phát và đưa mục tiêu lạm phát lên để có thể đạt được sự ổn định giá cả trong dài hạn. Đây được xem là cách tiếp cận mới sau gần một thập kỷ lạm phát giảm so với mục tiêu 2%. Ngay cả trước khi có Covid-19, FED cũng đã cân nhắc về việc thay đổi trọng tâm này của mình. Quyết định này được đưa ra sau hơn một năm phân tích và mở ra một giai đoạn mới cho ngân hàng trung ương.
Đại dịch Coronavirus đã mang lại cho FED một lý do mạnh mẽ hơn để chuyển hướng khi nền kinh tế suy thoái sẽ loại bỏ bất kỳ khả năng phục hồi lạm phát nào. Với thông báo vào hôm qua, FED đang cho chúng ta biết lãi suất bằng 0 ở đây và sẽ cho phép nền kinh tế biến động nhiều hơn bình thường trước khi thắt chặt chính sách tiền tệ. Triển vọng về những năm lãi suất thấp sẽ là động lực vô cùng tích cực đối với cổ phiếu và giải thích cho lý do tại sao S&P 500 đạt mức cao kỷ lục mới. Mặc dù thực tế là các diễn biến mới nhất trong chính sách điều chỉnh đúng lý ra sẽ gây tiêu cực đối với đồng đô la Mỹ, nhưng đồng bạc xanh đã tăng mạnh so với Euro và Yên Nhật.
Chúng tôi đã xác định được ba lý do giải thích cho biến động tăng giá của của đô la Mỹ sau hội nghị Jackson Hole:
1. Thông báo của FED được xem là trọng tâm đối với hướng đi tiếp theo của thị trường
Mặc dù đồng đô la đã giảm xuống khi Chủ tịch FED Jerome Powell lần đầu tiên đưa ra thông báo của mình, tuy nhiên mức giảm đã ngay lập tức được điều chỉnh. Một trong những lý do chính của vệc đảo chiều từ giảm sang tăng này là do tâm lý kỳ vọng quá lớn của các nhà đầu tư đối với bài phát biểu của Chủ tịch Powell. Như chúng tôi đã đưa ra trong các nhận định vào ngày hôm qua, các nhà đầu tư đang kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ chuyển mục tiêu lạm phát sang trung bình, và Powell cũng đã đáp ứng được các kỳ vọng đó trong bài phát biểu của ông vào hôm qua. Khi rõ ràng rằng không có bất ngờ ngoài dự đoán nào trong bài phát biểu tại hội nghị Jackson Hole, các nhà đầu tư quay trở lại chốt lời trên các loại tiền tệ beta cao.
2. Đô la phục hồi khi các nhà đầu tư quay trở lại tài sản của Hoa Kỳ
Lời hứa về dòng tiền rẻ và thanh khoản dồi dào cũng đang thu hút các nhà đầu tư đến với các tài sản của Hoa Kỳ và đồng đô la Mỹ. Thật khó để không bị thu hút bởi những động thái kỷ lục chưa từng thấy của chứng khoán Mỹ. Chính sách mới của FED sẽ giúp phục hồi nền kinh tế và cho phép nền kinh tế nóng lâu hơn. Đồng đô la cũng có mối tương quan chặt chẽ với lợi suất trái phiếu kho bạc và mức tăng gần 8% trong lãi suất 10 năm đã góp phần vào đà tăng.
3. Sự lạc quan từ Powell
Chúng tôi đã quan sát và chú ý những quan điểm thận trọng từ Powell nhưng các động thái cho thấy những quan điểm của ông khá lạc quan. Chủ tịch FED mô tả nền kinh tế có triển vọng hơn, ngoại trừ các khu vực bị nhiễm virus. Dữ liệu của Hoa Kỳ cũng tốt hơn với GDP quý 2 được điều chỉnh cao hơn một chút, doanh số bán nhà dự kiến đánh bại kỳ vọng và dữ liệu thất nghiệp tiếp tục giảm . Số thu nhập cá nhân và chi tiêu cá nhân dự kiến sẽ được công bố vào hôm nay.
Đồng Yên Nhật bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự tăng giá của đồng đô la. Mối tương quan của USD / JPY với lãi suất 10 năm, thì điều này không có gì ngạc nhiên. Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe cũng dự kiến tổ chức một cuộc họp báo vào hôm nay và nhiều người tự hỏi liệu ông có từ chức vì những lo ngại về sức khỏe hay không. Đồng Euro hoạt động kém hiệu quả khi các ca nhiễm virus ở Pháp và Tây Ban Nha tăng ở mức báo động. Đô la Canada tăng mạnh nhất do dữ liệu về số tài khoản hiện tại cũng đã tăng mạnh hơn và triển vọng về một GDP hàng tháng tốt hơn vào hôm nay. Đô la Úc và New Zealand đã phục hồi hầu hết các khoản lỗ sau các phát biểu của Powell nhờ vào mức tăng rủi ro. Sự tập trung dòng tiền mới tại Châu Âu cũng thúc đẩy thị trường tiền tệ Châu Á trở nên hấp dẫn hơn. Mặt khác, đồng sterling bị tụt lại phía sau khi các ca nhiễm virus tại Anh tăng lên mức cao nhất kể từ tháng Sáu.