💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Vì sao các công ty công nghệ Trung Quốc đổ xô IPO?

Ngày đăng 03:00 01/07/2018
Vì sao các công ty công nghệ Trung Quốc đổ xô IPO?

Vietstock - Vì sao các công ty công nghệ Trung Quốc đổ xô IPO?

Một làn sóng mới các công ty công nghệ Trung Quốc đang gấp rút bán cổ phiếu thông qua các vụ chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), với ít nhất một vụ niêm yết được cho là đang thu hút sự quan tâm từ ba người giàu nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các mức định giá đắt đỏ đang cho thấy chúng rất khó bán cho các nhà đầu tư khác trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.

CEO Xiaomi Lei Jun

Theo Dealogic, đến nay, 26 công ty công nghệ Trung Quốc đã đề nghị bán 8.5 tỷ USD cổ phiếu mới, chiếm 9% tổng khối lượng IPO toàn cầu. Con số này bao gồm nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi, công ty dự định huy động tới 6.1 tỷ USD thông qua việc bán cổ phần tại Hồng Kông, dự kiến ​​sẽ là vụ IPO lớn nhất thế giới trong hai năm qua.

Meituan-Dianping, một nhà cung cấp các dịch vụ trực tuyến và giao thực phẩm, cũng đã đệ đơn xin niêm yết tại Hồng Kông vào cuối năm nay. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh này được cho là đang nhắm tới mức định giá 60 tỷ USD.

Trong khi đó, các vụ niêm yết lớn hơn đang chờ được hoàn tất là: Ant Financial đang chuẩn bị cho một đợt xuất hiện trước công chúng có thể xảy ra vào đầu năm tới. Đối tác liên kết thanh toán của Alibaba này vừa hoàn thành một vòng huy động vốn khổng lồ vào tháng Sáu, khi được định giá với con số “không tưởng tượng nổi”: 150 tỷ USD. Tuy nhiên, một số nhà phân tích kêu gọi thận trọng trong bối cảnh các vụ IPO tăng đột ngột vì cho rằng việc định giá ở mức như vậy sẽ khó cho hầu hết các công ty để chứng tỏ rằng mức giá đó là phù hợp trong thời gian tới.

Đang sẵn sàng

Các công ty tiến hành IPO đang tận dụng sự thay đổi gần đây trong quy định niêm yết của Hồng Kông. Trong nỗ lực thu hút nhiều công ty công nghệ hơn, Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông bắt đầu cho phép IPO đối với các công ty có “cổ phiếu hai tầng”, loại cổ phiếu cho phép những người sáng lập có quyền biểu quyết mạnh hơn các cổ đông khác. Đó là cấu trúc quyền sở hữu được sử dụng rộng rãi bởi các đại gia công nghệ ở Mỹ và Trung Quốc để đảm bảo rằng bộ máy quản lý vẫn giữ quyền kiểm soát sau khi công ty bán cổ phần. Sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng trên thị trường nội địa, một số công ty công nghệ Trung Quốc đang tìm cách tiếp tục mở rộng thị trường ở nước ngoài và cần nhiều vốn hơn để làm như vậy. Chẳng hạn, Xiaomi đang mở rộng vào châu Âu để cạnh tranh với Apple và Samsung để thu hút sự chú ý của người mua sắm điện thoại thông minh ở đó.

Paul Gillis, Giáo sư kế toán tại Trường Quản lý Guanghua của Đại học Bắc Kinh, cho biết: “Không có nhiều vụ IPO công nghệ của Trung Quốc kể từ khi Alibaba tiến hành. Bây giờ, rất nhiều trong số các công ty này đã sẵn sàng và thị trường cũng ở trong tình trạng tốt".

Tuy vậy, tâm lý thị trường có thể thay đổi nhanh chóng. Một yếu tố khác đang góp phần vào thời gian của các vụ niêm yết mới là căng thẳng thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Các thị trường tài chính trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng bởi những đe dọa thuế quan dành cho hàng loạt hàng hóa khác nhau và có thể dẫn đến sự biến động mạnh hơn đối với các cổ phiếu công nghệ, Benson Wong, trưởng nhóm doanh nhân tại PricewaterhouseCoopers (PwC) ở Hồng Kông cho biết.

Một số doanh nghiệp thành công nhất của châu Á dường như đồng ý. Theo một báo cáo của Bloomberg News, tỷ phú Li Ka-shing (Lý Gia Thành) dự định mua 30 triệu USD cổ phiếu của Xiaomi, trong khi Pony của Tencent và Jack Ma của Alibaba cũng đang mua những lượng cổ phần không được nói rõ ở nhà sản xuất điện thoại thông minh này. Có sự ủng hộ của người giàu nhất Hồng Kông và hai người giàu nhất Trung Quốc sẽ giúp giải quyết một số câu hỏi và hoài nghi xoay quanh vụ niêm yết này.

Nghi ngờ tăng lên

Đồng sáng lập và CEO Lei Lei Jun của Xiaomi đã chào hàng tiềm năng của công ty như một công ty dịch vụ Internet kiếm tiền từ quảng cáo và trò chơi mà có thể được phân phối trên dòng thiết bị giá rẻ đang phát triển của công ty. Lợi nhuận cho các dịch vụ như vậy lớn hơn nhiều so với những gì công ty này có thể nhận được từ việc kinh doanh điện thoại thông minh vẫn cung cấp phần lớn doanh thu của họ.

Tuy nhiên, Ủy ban điều hành chứng khoán Trung Quốc đã công khai đặt câu hỏi liệu việc Xiaomi tự định vị là một công ty Internet là có "chính xác" hay không, vì 70% doanh thu của công ty này có nguồn gốc từ việc kinh doanh điện thoại thông minh. Ngoài vụ IPO ở Hồng Kông, Xiaomi cũng có kế hoạch bán cổ phần ở Trung Quốc thông qua hình thức chứng khoán mới gọi là Biên lai tiền gửi Trung Quốc (CDR), nhưng những kế hoạch đó đã bị hoãn lại vô thời hạn. Thị trường chứng khoán Trung Quốc có một quy tắc bất thành văn là giới hạn các vụ niêm yết mới ở mức gấp 23 lần thu nhập cao nhất trong lịch sử, khiến các công ty công nghệ phát triển nhanh như Xiaomi không hấp dẫn. Tham vọng ban đầu của nhà sản xuất điện thoại thông minh là bán cổ phiếu với giá trị 100 tỷ USD, nghĩa là giá trị của công ty sẽ gấp 54 lần lợi nhuận hoạt động của họ trong năm 2017. Trong khi đó, Apple, nhà sản xuất thiết bị và điện thoại có lợi nhuận cao nhất thế giới, được định giá gấp 15 lần thu nhập của họ trong năm 2017, còn công ty Internet lớn nhất Trung Quốc Tencent được định giá gấp 34 lần lợi nhuận hoạt động của họ trong năm ngoái.

"Cho dù đó là Hồng Kông hay Trung Quốc đại lục, hiện có một số kiểm soát nhất định về mức định giá để đảm bảo sự ổn định của thị trường", ông Ken Xu, một đối tác tại Thượng Hải tại công ty đầu tư Gobi Partners cho biết. "Đối với các công ty công nghệ của Trung Quốc muốn niêm yết, họ phải tìm được sự cân bằng hợp lý giữa điều này và các mục tiêu định giá mà họ muốn".

Sợ bỏ lỡ cơ hội

Meituan có khả năng phải đối mặt với những thách thức tương tự. Giáo sư Gillis của Đại học Bắc Kinh nói rằng mục tiêu 60 tỷ USD của công ty này là “khó hiểu”, nếu xét đến việc Meituan tiết lộ khoản lỗ 2.9 tỷ USD năm ngoái, bao gồm các mục chỉ được tiến hành một lần như bồi thường dựa trên cổ phần và thay đổi giá trị cổ phần ưu đãi. Tuy vậy, công ty này cũng đã chi tiêu mạnh tay để giành được thị phần trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với các dịch vụ đối thủ được hỗ trợ bởi gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba và công ty du lịch Trung Quốc Ctrip.

Tuy nhiên, có khả năng là do nhu cầu dành cho các cổ phiếu này, Xu nói. Cả Xiaomi và Meituan đều là những cái tên mà các gia đình ở Trung Quốc đều biết và là các công ty dẫn đầu thị trường trong những phân khúc kinh doanh tương ứng của họ, và cuối cùng họ có thể trỗi dậy để thách thức 3 hãng công nghệ truyền thống của quốc gia này là Baidu, Alibaba và Tencent.

"Định giá của họ thực sự ở mức rất đắt", Xu nói. “Nếu bạn nhìn vào các nền tảng của họ, thì các mục tiêu không hợp lý lắm. Nhưng tất cả mọi người đang đặt cược rằng các công ty này sẽ trở thành ‘ông lớn’ tiếp theo ở Trung Quốc, và mọi người đang lo lắng về việc bỏ lỡ cơ hội”.

Nhã Thanh (Theo Forbes)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.