💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Nhìn lại diễn biến TTCK Mỹ trong nửa đầu năm 2018

Ngày đăng 21:00 30/06/2018
Nhìn lại diễn biến TTCK Mỹ trong nửa đầu năm 2018
US500
-

Vietstock - Nhìn lại diễn biến TTCK Mỹ trong nửa đầu năm 2018

Xung đột thương mại, khủng hoảng chính trị và làn sóng rút vốn ra khỏi thị trường mới nổi đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu nhiều phen lao đao trong nửa đầu năm 2018.

Những biến động đáng chú ý của 6 tháng đầu năm 2018 có thể kể tới như: Hai lần Dow jones rớt 1,000 điểm, các đồng tiền của thị trường mới nổi lao dốc, giá dầu nhảy vọt 20%, bất ổn chính trị ở Italy và còn có thể là khởi đầu cho một cuộc chiến thương mại.

Nếu chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng thì trông có vẻ chẳng thay đổi gì quá nhiều: Dow Jones và S&P 500 gần như chẳng giảm bao nhiêu so với thời điểm đầu năm. Với đà tăng 55 điểm hôm thứ Sáu (29/06), Dow Jones chỉ còn giảm 1.8% trong 6 tháng đầu năm 2018. Nhưng thật ra, đó lại là khoảng thời gian biến động cực kỳ mạnh và khiến nhà đầu tư nhiều phen “thất kinh bát đảo”.

“Nửa đầu năm 2018 quá khác biệt so với năm 2017”, Art Hogan, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường tại B. Riley FBR, cho hay.

Hogan lưu ý rằng S&P 500 tăng/giảm 1% chỉ 8 phiên trong cả năm 2017. Còn trong năm nay, số phiên S&P 500 tăng/giảm 1% đã lên tới gần 40. Đó là bao gồm cả ngày 05/02/2018, khi nỗi lo sợ về lạm phát đẩy chỉ số Dow Jones rớt tới 1,175 điểm, mức giảm kỷ lục.

Các thị trường trên thế giới cũng biến động, và thường khởi đầu với thị trường chứng khoán Mỹ. Chính sách bảo hộ thương mại và quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã gây chấn động trên thị trường toàn cầu.

Các biện pháp bảo hộ thương mại từ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã châm ngòi cho nỗi lo sợ về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại – một yếu tố có thể làm giảm mức tăng trưởng kinh tế hoặc thậm chí là đẩy cả nền kinh tế vào tình trạng suy thoái. Những nỗi lo đó còn kéo thị trường chứng khoán Trung Quốc vào thị trường con gấu, tức giảm 20% so với mức đỉnh tháng 1/2018.

Lạm phát tăng trưởng nhanh hơn ở Mỹ còn buộc Fed phải nâng lãi suất nhanh hơn, qua đó nhấc bổng đồng USD.

“Đà tăng của đồng USD đang ‘nghiền nát’ các thị trường mới nổi. Đây chính là yếu tố gây ra bất ổn”, Hogan cho hay.

Vẫn đề ở đây là đà leo dốc của đồng USD gây ra nhiều khó khăn cho những quốc gia vay nợ bằng đồng bạc xanh nhiều. Thật vậy, đồng USD tăng giá sẽ làm gia tăng chi phí trả nợ bằng đồng USD. Ngoài ra, yếu tố này còn khiến nhà đầu tư chuyển hướng dòng tiền từ thị trường mới nổi sang Mỹ.

Đáng chú ý, đồng Peso của Argentina đã lao dốc 55% xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Trước đó, Argentina đã tiến tới thỏa thuận vay 50 tỷ USD với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Không chỉ riêng gì đồng Peso của Argentina, đồng Rupee của Ấn Độ cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tuần này, vì những nỗi lo về chiến tranh thương mại và sức ép từ đà tăng của giá dầu. Tình cảnh tương tự cũng diễn ra với đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng Lira bị tác động nặng nề trước lo ngại về sự độc lập của Ngân hàng Trung ương Thỗ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng giảm hơn 3% trong 2 tuần qua.

Nhà đầu tư sợ rằng “cơn mưa giông” từ thị trường mới nổi sẽ sớm trở thành “cơn cuồng phong” lan rộng ra cả phần còn lại của thế giới. Đó là điều đã diễn ra trong suốt cuộc khủng hoảng đồng Peso của Mexico trong năm 1994 và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Và sau đó là châu Âu. Cuộc bầu cử tại Italy làm dấy lên nỗi lo sợ rằng Italy có thể quyết định rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), qua đó tác động nặng nề tới đồng Euro. Những lo lắng này thậm chí còn lan sang Phố Wall, khiến thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc trong thời gian ngắn. Mặc dù khủng hoảng chính trị Italy đã dịu đi nhiều, nhưng đây vẫn được xem là lời nhắc nhỏ về tình hình khó khăn của Eurozone.

Tại thời điểm này, phần lớn nhà đầu tư vẫn nghĩ thị trường chứng khoán rồi sẽ vượt qua những lo ngại toàn cầu trên. Lợi nhuận doanh nghiệp tăng mạnh nhờ nền kinh tế khỏe mạnh và đợt cắt giảm thuế doanh nghiệp của chính quyền Donald Trump.

Bất chấp biến động gần đây, nhóm cổ phiếu công nghệ vẫn là điểm sáng. Cổ phiếu Amazon nhảy vọt 45%, Twitter leo dốc 82% và Netflix tăng hơn gấp đôi. Chỉ số Nasdaq Composite chứng kiến 8 quý leo dốc liên tiếp.

Vậy điều gì có thể kìm hãm đà tăng của cổ phiếu? Rõ ràng là khả năng xảy ra chiến tranh thương mại.

Terry Sandven, Trưởng Bộ phận Chiến lược cổ phiếu tại US Bank Wealth Management, cho hay, thật sự quá khó để hình dung việc S&P 500 lập kỷ lục mới, cho tới khi có giải pháp về thương mại.

Tuy nhiên, Bank of America và Goldman Sachs gần đây cảnh báo rằng bất ổn thương mại có khả năng trở nên tồi tệ hơn nữa.

Ông Trump sử dụng lý do rủi ro an ninh quốc gia để áp thuế nhập khẩu thép và nhôm lên các đồng minh thân cận, bao gồm Liên minh châu Âu (EU), Canada và Mexico. Ngoài ra, vị Tổng thống Mỹ đã áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, khởi đầu cho cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Và Trung Quốc cũng đã đưa ra biện pháp đáp trả lại.

Các quốc gia khác cũng đồng loạt áp thuế đáp trả, qua đó tạo ra rắc rối cho các công ty Mỹ. Harley-Davidson cảnh báo rằng họ có thể mất 100 triệu USD/năm vì EU áp hàng rào thuế quan lên xe máy nhập khẩu từ Mỹ.

Lĩnh vực nào sẽ được nhắm tới kế tiếp? Nhà Trắng đang cân nhắc áp thuế lên hoạt động nhập khẩu xe hơi – một điều có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại.

Một vấn đề quan trọng vào tháng tới sẽ là mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp. Nếu các công ty bắt đầu giảm bớt đầu tư và hạ bớt mục tiêu lợi nhuận thì điều này cũng có thể tạo ra làn sóng lo ngại mới trên Phố Wall.

Cũng có khả năng là sự chao đảo trên thị trường sẽ buộc Mỹ và Trung Quốc tiến tới thỏa thuận.

Vũ Hạo (Theo CNNMoney)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.