📈 Bạn có nghiêm túc đầu tư trong năm 2025 không? Hãy thực hiện bước đi đầu tiên với ưu đãi giảm tới 50% từ InvestingProNhận Ưu Đãi

Khủng hoảng Israel-Hamas khiến cả châu Á bất an

Ngày đăng 15:17 10/10/2023
Khủng hoảng Israel-Hamas khiến cả châu Á bất an
USD/JPY
-
USD/CNY
-
USD/CNH
-

Cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel hôm thứ Bảy đã gây ra một loạt phản ứng từ các chính phủ châu Á, dù đa dạng về giọng điệu và nội dung nhưng gần như nhất trí lên án bạo lực, trong bối cảnh lo ngại rằng xung đột sẽ còn leo thang thêm trong những ngày tới. Quốc tếKhủng hoảng Israel-Hamas khiến cả châu Á bất anBắc Hiệp - Theo Nikkei Asia • {Ngày xuất bản}Cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel hôm thứ Bảy đã gây ra một loạt phản ứng từ các chính phủ châu Á, dù đa dạng về giọng điệu và nội dung nhưng gần như nhất trí lên án bạo lực, trong bối cảnh lo ngại rằng xung đột sẽ còn leo thang thêm trong những ngày tới.

Cuối tuần qua, các tay súng người Palestine từ vùng Gaza đã bắn tên lửa và xâm nhập vào lãnh thổ phía nam của Israel. Quân đội Israel cho biết phiến quân Hamas đã tiến vào 22 thị trấn của nước này, giết chết ít nhất 300 người trong khi bắt cóc binh lính và dân thường, đồng thời bắn hàng nghìn quả rocket vào các thành phố. Nhiều nhà quan sát tình hình quốc tế đều nhận định rằng vụ tấn công này là thất bại chưa từng có của ngành tình báo Israel.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố đất nước này đang "trong tình trạng chiến tranh".

Giới chức y tế tại Dải Gaza cho biết ít nhất 560 người Palestine đã thiệt mạng và 2.900 người bị thương kể từ khi xung đột bùng phát ngày 7/10. Trong khi đó, phía Israel ghi nhận hơn 700 người thiệt mạng và 1.200 người bị thương.

Các chính phủ khắp châu Á đồng loạt lên tiếng sau khi vụ xung đột nổ ra.

“Vô cùng sốc trước tin tức về các cuộc tấn công khủng bố ở Israel”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viết trên nền tảng X. "Chúng tôi cầu nguyện cho những nạn nhân vô tội và gia đình họ. Chúng tôi đứng về phía Israel trong giờ phút khó khăn này".

Đây là một tuyên bố mạnh mẽ đối với ông Modi, người được biết đến với chính sách đối ngoại cứng rắn trong cuộc xung đột tại Ukraine. Lập trường của ông Modi có thể rất quan trọng khi Ấn Độ nổi lên như một nhà lãnh đạo của khối Phương Nam toàn cầu.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm Chủ nhật cho biết họ "quan ngại sâu sắc" và "kêu gọi tất cả các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế, chấm dứt hành động thù địch ngay lập tức, bảo vệ dân thường và ngăn chặn tình hình xấu đi hơn nữa".

Đã 30 năm kể từ khi Israel và Palestine ký Hiệp định Oslo vào tháng 9 năm 1993, vạch ra lộ trình hướng tới hòa bình lâu dài trong khu vực. Nhưng giải pháp hai nhà nước nhằm tạo ra một chính phủ Palestine độc lập dường như ngày càng khó xảy ra dưới thời chính phủ liên minh bảo thủ hiện nay do Netanyahu lãnh đạo còn tổ chức Hamas đang kiểm soát Dải Gaza.

Bộ Ngoại giao Singapore cũng lên án mạnh mẽ vụ tấn công tên lửa và khủng bố từ Gaza vào Israel, khiến nhiều thường dân vô tội thiệt mạng và bị thương. "Chúng tôi kêu gọi chấm dứt ngay lập tức bạo lực và kêu gọi tất cả các bên nỗ lực hết mình để bảo vệ sự an toàn và an ninh của dân thường".

Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Jakkapong Sangmanee khẳng định ông đã "lên án cuộc tấn công bừa bãi này, dẫn đến thiệt hại đáng tiếc về những sinh mạng vô tội".

Đại diện Thái Lan cũng cam kết sẽ "làm tất cả những gì có thể" để bảo vệ công dân Thái Lan hiện đang sinh sống tại Israel.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết họ "lên án mạnh mẽ việc phóng tên lửa cũng như việc Hamas và các chiến binh Palestine khác xâm nhập vào lãnh thổ Israel từ Dải Gaza".

Cùng với Nhật Bản, các đồng minh phương Tây của Israel đều lên án vụ tấn công. Trong một tuyên bố, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã đề nghị Thủ tướng Netanyahu “tất cả các phương tiện hỗ trợ thích hợp”, nhấn mạnh rằng “khủng bố không bao giờ là chính đáng” và “Israel có quyền bảo vệ chính mình và người dân của mình”.

Hàn Quốc, một đồng minh của Mỹ, đã đưa ra tuyên bố lên án mạnh mẽ cái mà họ gọi là các cuộc tấn công "bừa bãi" nhắm vào Israel.

Trong khi đó, sự chú ý cũng chuyển sang các quốc gia từ lâu đã đồng cảm với tình cảnh của người Palestine và chỉ trích gay gắt Israel.

Ông Anwaar ul Haq Kakar, Thủ tướng tạm quyền của Pakistan, đã đưa ra một tuyên bố tương đối trung lập, tương đối phù hợp với tư cách lãnh đạo của một quốc gia có 240 triệu dân theo đạo Hồi và không có quan hệ ngoại giao với Israel.

“Thật đau lòng trước tình trạng bạo lực leo thang ở Trung Đông, điều này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải giải quyết Câu hỏi về Palestine. Chúng tôi kêu gọi kiềm chế và bảo vệ dân thường", ông ul Haq Kakar nói.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một trong những đối tác của Israel trong Hiệp định Abraham lịch sử về bình thường hóa quan hệ vào năm 2020, “bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình trạng bạo lực leo thang” và gửi “lời chia buồn chân thành tới tất cả các nạn nhân của cuộc khủng hoảng gần đây”.

Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia duy trì mối quan hệ với Israel và thường tỏ ra lạnh lùng về vấn đề Palestine, nói rằng họ "quan ngại sâu sắc" và sẵn sàng giúp tránh leo thang căng thẳng.

Cuộc khủng hoảng và khả năng trả đũa gay gắt của Israel cũng khiến một cường quốc Trung Đông khác là Ả Rập Saudi chú ý.

Giống như nhiều quốc gia Hồi giáo, Ả Rập Saudi không có quan hệ chính thức với Israel. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều tin đồn về khả năng nối lại quan hệ hữu nghị do Mỹ thúc đẩy giữa Ả Rập Saudi và Israel.

Nhưng cuộc khủng hoảng cuối tuần qua đã đặt ra những dấu hỏi về cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia có lịch sử đối đầu nhau.

Trong khi Bộ Ngoại giao Ả Rập Saudi kêu gọi bảo vệ dân thường, họ vẫn thẳng thắn đổ lỗi cho Israel. "Chúng tôi nhắc lại những cảnh báo được lặp đi lặp lại về sự nguy hiểm của tình hình do người dân Palestine tiếp tục bị chiếm đóng, tước đoạt các quyền hợp pháp".

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.