IMF khuyến cáo 4 ưu tiên trước mắt cho các quốc gia hồi phục kinh tế

Ngày đăng 21:30 09/10/2020
IMF khuyến cáo 4 ưu tiên trước mắt cho các quốc gia hồi phục kinh tế

Vietstock - IMF khuyến cáo 4 ưu tiên trước mắt cho các quốc gia hồi phục kinh tế

IMF khuyến cáo các nước không nên rút sớm gói hỗ trợ, chú trọng tới vấn đề nợ công, đồng thời, áp dụng chính sách tài khóa linh hoạt để sự phục hồi được duy trì.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, tất cả các quốc gia hiện đang phải đối mặt với một chặng đường leo núi đầy khó khăn kéo dài, không bằng phẳng, không chắc chắn và dễ bị thất bại nhưng nhìn chung kết quả quý II và III/2020 cho thấy kinh tế toàn cầu dự kiến lạc quan hơn dự báo vào tháng 6 vừa qua của IMF là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ suy giảm gần 5%.

IMF bớt bi quan hơn với tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2020, mức cụ thể sẽ được đưa ra vào cuối tuần này.

Theo bà Kristalina Georgieva - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cuộc suy thoái toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra sẽ không tồi tệ như lo ngại ban đầu.

Cụ thể, bức tranh kinh tế hiện tại đã sáng hơn khi mà các hoạt động kinh tế trong quý II và quý III có phần tốt hơn dự kiến và điều đó cho phép IMF điều chỉnh tăng một chút đối với dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020 của IMF sẽ được công bố vào tuần tới.

Theo Tổng giám đốc IMF, có được kết quả đó phần lớn là nhờ các biện pháp chính sách đặc biệt đã hỗ trợ mạnh mẽ cho nền kinh tế thế giới. Theo đó, các chính phủ đã cung cấp khoảng 12.000 tỷ USD để hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong khi các hành động chính sách tiền tệ chưa từng có đã duy trì dòng chảy tín dụng, giúp hàng triệu công ty tiếp tục kinh doanh.

Nói như vậy không có nghĩa có thể lạc quan về tăng trưởng kinh tế 2020, IMF chỉ ra sự phục hồi không đồng đều ở các quốc gia. Cụ thể, trong khi nhiều nền kinh tế tiên tiến bao gồm Mỹ và Khu vực đồng tiền chung châu Âu suy thoái ít nghiêm trọng hơn dự kiến, Trung Quốc đang phục hồi nhanh hơn mong đợi thì các thị trường mới nổi và các quốc gia có thu nhập thấp vẫn tiếp tục đối mặt với tình trạng bấp bênh.

“Nền kinh tế toàn cầu đang trở lại từ vực sâu của cuộc khủng hoảng. Nhưng tai họa này còn lâu mới kết thúc. Tất cả các quốc gia hiện đang phải đối mặt với cái mà tôi gọi là “The Long Ascent” - một chặng đường leo núi đầy khó khăn kéo dài, không bằng phẳng, không chắc chắn và dễ bị thất bại”, Tổng Giám đốc IMF nhấn mạnh.

Nền kinh tế toàn cầu đang trở lại từ vực sâu của cuộc khủng hoảng.

Do đó, IMF khuyến cáo các nền kinh tế trước tiên, hãy bảo vệ sức khỏe của mọi người. Theo đó, cần tăng chi tiêu cho việc điều trị, xét nghiệm và truy vết, khoanh vùng dịch. Đặc biệt cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc điều phối sản xuất và phân phối vắcxin.

Thứ hai, không nên sớm rút các chính sách hỗ trợ. Bởi khi đại dịch vẫn còn, điều quan trọng là phải duy trì các huyết mạch trên toàn nền kinh tế, cho các doanh nghiệp và người lao động - chẳng hạn như hoãn thuế, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ tiền mặt và trợ cấp lương.

Điều quan trọng không kém là tiếp tục duy trì tiền tệ và các biện pháp thanh khoản để đảm bảo dòng chảy tín dụng, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - do đó hỗ trợ việc làm và ổn định tài chính.

Thứ ba, chính sách tài khóa linh hoạt và hướng tới tương lai sẽ là yếu tố then chốt để sự phục hồi được duy trì. Cuộc khủng hoảng hiện tại đã gây ra những chuyển đổi cơ cấu sâu sắc và các chính phủ phải đóng vai trò của mình trong việc phân bổ lại vốn và lao động để hỗ trợ quá trình chuyển đổi.

Thứ tư, ước tính nợ công toàn cầu sẽ đạt mức cao kỷ lục khoảng 100% GDP vào năm 202, do đó, IMF đưa ra khuyến cáo đối phó với nợ công, mà đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp, bởi các nước thu nhập thấp bước vào cuộc khủng hoảng này với mức nợ vốn đã cao và gánh nặng này ngày càng nặng nề hơn.

Thy Hằng

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.