Giảm 40%
🔥 Chiến lược chọn cổ phiếu bằng AI, Người khổng lồ công nghệ, tăng +7,1% trong tháng 5.
Hãy hành động ngay khi cổ phiếu vẫn đang NÓNG.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga “vũ khí hóa” dầu?

Ngày đăng 10:37 02/03/2022
Cập nhật 10:42 02/03/2022
© Reuters.
CL
-
WTI/USD
-

Theo Hoang Nhan

Investing.com - Nga đang đối mặt với viễn cảnh khủng hoảng tài chính toàn diện. Các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đưa ra đã khiến đồng rúp lao dốc xuống mức thấp kỷ lục. Nga buộc phải đóng cửa thị trường chứng khoán để hạn chế tổn thất trong bối cảnh dòng vốn nước ngoài đang rút ròng mạnh mẽ. Đồng thời tài sản của người dân nước Nga cũng đang chịu nhiều rủi ro trước các lệnh phong tỏa của nước ngoài. 

Nhà Trắng thậm đã chặn một phần quyền tiếp cận vào nguồn quỹ trị giá 630 tỷ USD của Nga. Nguồn quỹ này vốn được thiết kế để chống đỡ đòn kinh tế của những cuộc khủng hoảng như hiện tại. Nhưng hiện tại Nga không thể sử dụng số tiền này để hỗ trợ cho đồng rúp đang giảm mạnh khi mà họ không tiếp được cận các khoản tiền dưới dạng đô la Mỹ. 

Giờ đây, câu hỏi lớn được đặt ra là ông Putin sẽ phải làm gì để đáp trả lại trước một cuộc chiến tranh kinh tế tiềm tàng đang diễn ra đối với nước Nga.  

Một trong những biện pháp trả đũa đang được nhiều chuyên gia đặt vấn đề đó chính là Nga sẽ sử dụng không chỉ khí đốt tự nhiên mà còn cả dầu thô làm vũ khí để chống lại phương Tây.

Kể cả trước khi chiến tranh nổ ra vào giữa tháng 2, nguồn cung dầu vốn đã không đủ để đáp ứng nhu cầu đang phục hồi mạnh mẽ trên toàn cầu. Nếu Nga, nhà sản xuất dầu số 2 thế giới, cố tình kìm hãm nguồn cung, nước này có thể sẽ khiến giá dầu tăng vọt, giáng một đòn đau vào người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

JPMorgan (NYSE:JPM) đã cảnh báo rằng giá dầu sẽ tăng vọt lên 150 USD/thùng trong trường hợp xuất khẩu của Nga bị cắt giảm một nửa. Với giá dầu tại thời điểm viết bài ở mốc 110 USD/thùng, mục tiêu giá của JPMorgan sẽ tương ứng với mức tăng 36% của cả năm 2021 vốn đã tạo ra kỷ lục về giá dầu trong 7 năm. Đồng thời mốc 150 USD/thùng cũng sẽ là mốc kỷ lục mọi thời đại, vượt qua đỉnh cũ 147.5 USD/thùng của năm 2008.

Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên chiếm trung bình khoảng 43% doanh thu hàng năm của chính phủ Nga giai đoạn 2011 đến năm 2020. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đã leo thang nhanh chóng, đánh dấu sự rạn nứt tồi tệ nhất với phương Tây kể từ Chiến tranh Lạnh. Mặc dù các bài phát biểu của Putin về việc sẽ không cắt giảm cung cấp dầu và khí đốt đã khiến giới quan sát ngạc nhiên. Tuy nhiên người ta vẫn đang đặt câu hỏi về sự ổn định tinh thần cũng như các phản ứng của ông trước các lệnh trừng phạt mới nhất.

Giá xăng dầu sẽ tăng mạnh

Nga sản xuất 10 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm khoảng 10% nhu cầu toàn cầu và là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Âu. Việt Nam không nhập khẩu dầu thô từ Nga. Tuy nhiên, tính toàn cầu của thị trường năng lượng sẽ khiến sự thay đổi giá cả ở một nơi trên thế giới ảnh hưởng đến những nơi khác. Nếu nguồn cung thực sự bị gián đoạn, giá xăng dầu trên toàn cầu sẽ tăng mạnh. 

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy Nga đang có kế hoạch cắt nguồn cung dầu cho thế giới. Phương Tây cũng đã cố gắng đưa ngành công nghiệp năng lượng của Nga khỏi danh sách bị nhắm tới bởi các lệnh trừng phạt với hy vọng giảm thiểu tác động lên thị trường.Tuy vậy, đây vẫn có thể sẽ là thứ vũ khí chủ chốt của Nga để khai hỏa nếu tình hình kinh tế tiếp tục bất lợi đối với quốc gia này. 

Lạm phát cũng sẽ là một vấn đề nan giải

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs (NYSE:GS) đã viết trong một báo cáo: “Bức tranh lạm phát đã trở nên tồi tệ hơn trong mùa đông này như chúng tôi dự đoán. Câu hỏi được đặt ra là liệu nó sẽ cải thiện trong năm nay hay không”.

Goldman Sachs đang tăng dự báo lạm phát tại Mỹ. Dự kiến lạm phát hàng năm ở Mỹ, được đo bằng chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE), sẽ tăng lên 3,7% vào cuối năm nay. Đây là một bước nhảy vọt so với dự báo trước đó của ngân hàng này là 3,1% - và gần như gấp đôi mục tiêu của Fed là 2%.

Tiền lương của người lao động cũng là một bài toán đau đầu 

Thị trường lao động tại Mỹ đang bùng nổ hậu đại dịch. Goldman Sachs đã ghi nhận sự chênh lệch lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ kể từ thời hậu chiến giữa việc làm sẵn có và số người lao động. Kỳ vọng lạm phát cao và thị trường việc làm sôi động đang đe dọa đến các công ty và tập đoàn khi yêu cầu lương sẽ không còn ở mức hợp lý. 

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Các nhà tuyển dụng đang chật vật để giữ chân và thu hút người lao động trong bối cảnh Đại khủng hoảng lao động, một thuật ngữ được sử dụng trong những năm qua mô tả về việc người lao động nhanh chóng rời đi để được trả lương cao hơn. 

Lạm phát tại Mỹ đang ở mức cao nhất trong 40 năm, tăng hơn 7,5% so với một năm trước.Giá hàng hóa như nhiên liệu, thịt hoặc ô tô thậm chí còn đang tăng mạnh hơn con số lạm phát trung bình. Nếu lạm phát tiếp tục tăng cao, người lao động và các nhà tuyển dụng có thể bị mắc kẹt trong một vòng xoáy tăng lương chỉ để chứng kiến mức tăng đó bị xóa sổ bởi lạm phát. Người lao động có thể sẽ được tăng lương, nhưng mức lương đó sẽ mua được ít vật dụng hơn nhiều so với quá khứ.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.