Ưu Đãi Cyber Monday: Giảm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

Cần có chính sách với loại tiền 'neo giá'

Ngày đăng 15:02 04/04/2022
Cần có chính sách với loại tiền 'neo giá'
USDT/USD
-

Vietstock - Cần có chính sách với loại tiền 'neo giá'

Có nhiều loại tiền mã hóa và báo chí thường chỉ chú ý đến bitcoin vì giá cả lên xuống rất kịch tính, có thể giúp nhiều người thành tỉ phú rồi cũng có thể làm họ trắng tay trong chốc lát. Tuy nhiên, các đồng tiền “neo giá”, tức giá trị được neo với một tài sản khác để được ổn định (nên được gọi chung là stablecoin), mới đang phát triển nhanh chóng, hút nhiều tiền của giới đầu tư và đặt ra các bài toán mới cho nền kinh tế.

Lấy ví dụ đồng tiền “neo giá” phổ biến nhất Việt Nam là USDT, tức đồng Tether. Trong một bản tin về một vụ lừa đảo mới đây, kẻ lừa đảo tìm cách để nạn nhân chuyển 700 triệu đồng vào tài khoản của một tay môi giới tiền mã hóa với yêu cầu đổi số tiền này thành 29.790 USDT rồi chuyển về ví của kẻ lừa đảo tạo ra. Sau đó, theo bản tin, kẻ lừa đảo bán số tiền USDT trong ví nhận tiền đồng, tiêu xài. Vụ việc này chứng tỏ USDT đã được nhiều người biết và sử dụng, trong đó có cả cho mục đích “rửa tiền” che giấu nguồn gốc phạm tội mà có.

Thông tin về nguồn gốc, cách vận hành, các tranh cãi liệu đồng Tether có phải là một dạng lừa đảo hay không có sẵn rất nhiều trên mạng – vấn đề là bất kể các tranh luận này, đồng Tether vẫn thu hút người dùng khắp thế giới, nay tổng giá trị đã lên đến gần 80 tỉ đô la Mỹ, giá trị giao dịch hàng ngày chừng 40 tỉ đô la, cao hơn hẳn giá trị giao dịch của bitcoin. Tether chỉ là một loại stablecoin, còn rất nhiều stablecoin khác như thế, sẵn sàng đóng vai trò phương tiện lưu trữ giá trị được luân chuyển dễ dàng.

Hiện nay Việt Nam vẫn đang kiểm soát việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Thế nhưng với đồng USDT nói riêng và các stablecoin khác nói chung, có gì ngăn cản một người ở Việt Nam mua cả trăm tỉ đồng tiền mã hóa như USDT rồi chuyển nó vào ví một người khác đang ở nước ngoài? Việc sử dụng đồng USDT như một phương tiện chuyển ngân lậu là rất có khả năng xảy ra.

Mặc dù chính sách của Việt Nam nói chung là cấm sử dụng tiền mã hóa trong thanh toán và xem các loại tiền mã hóa không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp, nhưng biện pháp chế tài thì hầu như chưa xây dựng được gì. Việc các sàn giao dịch tiền mã hóa nước ngoài phổ biến như binance, remitano… đều có phần biên soạn nội dung bằng tiếng Việt, chứng tỏ hoạt động mua bán tiền mã hóa, sử dụng tiền mã hóa để rửa tiền do phạm tội mà có, sử dụng tiền mã hóa để chuyển tiền vào ra nước ngoài cho thị trường Việt Nam là có và rất sôi nổi.

Vì thế, nhân có ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái đối với việc xây dựng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa vừa công bố vào tuần trước, cần ưu tiên xây dựng chính sách rõ ràng và khả thi để kiểm soát, giám sát các loại tiền “neo giá” stablecoin.

Chính sách này phải có sự tham gia của hệ thống ngân hàng với các biện pháp giám sát dòng tiền từ tiền pháp định chuyển qua tiền mã hóa hay ngược lại và đi kèm là các biện pháp chế tài mạnh mẽ, nhất là với các sàn giao dịch. Bằng không, chúng sẽ là khe hở to lớn có khả năng tác động và vô hiệu hóa chính sách tiền tệ của Nhà nước, hay ít nhất trước mắt là khe hở cho các hoạt động lừa đảo qua mạng gây thiệt hại cho người dân.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.