🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Đằng sau đà tăng của chứng khoán Mỹ là nỗi sợ hãi dâng trào

Ngày đăng 21:20 11/07/2020
Đằng sau đà tăng của chứng khoán Mỹ là nỗi sợ hãi dâng trào
AAPL
-

Vietstock - Đằng sau đà tăng của chứng khoán Mỹ là nỗi sợ hãi dâng trào

Ẩn bên dưới đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ là tâm lý ngày càng lo ngại của nhà đầu tư.

Những cú bán khống chứng chỉ quỹ ETF cổ phiếu lớn nhất vẫn ở mức rất cao và gần đây còn tăng mạnh hơn, ngay cả khi chứng chỉ quỹ đó đã tăng 41% từ mức đáy tháng 3/2020. Chỉ số VIX – chỉ số đo lường nỗi lo sợ của thị trường chứng khoán – vẫn ở mức rất cao, trong khi nhà đầu tư đang đổ vốn vào các sản phẩm có thể phòng ngừa thua lỗ. Đồng thời, lượng tiền mặt ở mức gần kỷ lục đang đứng ngoài thị trường.

Nhiều số liệu thống kê cho thấy tâm lý thận trọng đang cuộn trào bên dưới một đà tăng đã bỏ lại đằng sau mọi thứ ngoại trừ những công ty công nghệ lớn nhất. Các ông lớn công nghệ như Apple (NASDAQ:AAPL) và Amazon đã chạm kỷ lục mới, đồng thời giúp S&P 500 chống đỡ tác động tiêu cực từ sự gia tăng về số ca nhiễm Covid-19.

“Đây là một thị trường con bò chưa thực sự được hoan nghênh”, Emily Roland, Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại John Hancock Investment Management, cho hay. “Chắc chắn là sự hoài nghi đang cắm rễ trong tâm trí nhà đầu tư tại thời điểm này và điều đó cũng hợp lý thôi”.

Phe bán khống cứng đầu

Tâm lý hoài nghi thể hiện rõ ràng qua đoàn quân bán khống chứng chỉ quỹ SPDR S&P 500 ETF Trust – có mức định giá 278 tỷ USD. Tỷ lệ bán khống trên số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ SPDR S&P 500 ETF Trust – một chỉ báo thô sơ về mức độ bán khống – hiện ở mức 5.1%, theo dữ liệu từ IHS Markit. Hồi ngày 03/03/2020, tỷ lệ này chạm mức gần kỷ lục là 7.4% và từng ở thấp tới mức 1.2% vào đầu năm 2020.

“Chẳng còn nghi ngờ gì nữa”, các gói kích thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy giá tài sản lên cao và điều này có thể lý giải tại sao nhà đầu tư không yêu thích đà tăng hiện tại, theo Penn Mutual Asset Management.

“Thật khó để yêu thích một đà tăng xuất phát từ nguyên do thanh khoản thay vì sự tuyệt vời của lợi nhuận doanh nghiệp”, Mark Heppenstall, Giám đốc đầu tư tại Penn Mutual Asset Management, nhận định.

Nỗi sợ hãi dâng cao

Mặc dù vẫn ở dưới mức đỉnh của tháng 3/2020, nhưng chỉ số VIX vẫn đang nhấp nháy tính hiệu cảnh báo đối với một thị trường vừa ghi nhận quý tốt nhất kể từ năm 1998. Chỉ số này vẫn ở mức 27, gần gấp đôi so với mức đáy tháng 2/2020. Trong năm 2019, chỉ số này đều dưới 30.

Thông thường, sự đi lên của chứng khoán đi kèm với đà giảm của chỉ số sợ hãi VIX, vì khi đó thị trường phản ánh thông tin tốt. Tuy nhiên, đà hồi phục chóng vánh của thị trường cổ phiếu đã làm đảo lộn mối quan hệ đó, theo Goldman Sachs Group.

Ngoài ra, sự cẩn trọng còn hiển hiện qua dòng chảy ETF. Quỹ ProShares Ultra VIX Short-Term Futures ETF – quỹ ETF đầu tư dựa vào chỉ số biến động VIX – hút ròng khoảng 263 triệu USD trong tuần trước, tuần hút ròng mạnh nhất kể từ năm 2016 và đang ghi nhận thêm 159 triệu USD trong tuần này.

Xây dựng tấm đệm an toàn

Bối cảnh hiện tại đã làm nảy sinh nhu cầu đầu tư vào các quỹ ETF dạng buffer (tấm đệm) – vốn có thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa một tỷ lệ thua lỗ nhất định nhưng bù lại, họ phải bị kìm lại về tỷ suất sinh lợi. Đây là lĩnh vực ETF do nhà phát hành Innovator ETFs đi đầu. Quỹ này đã thu hút hơn 3 tỷ USD kể từ ngày đầu ra mắt trong năm 2018.

“Đối với những người đang sợ lỡ tàu (FOMO), đang đứng bên ngoài thị trường và đã bỏ lỡ đà hồi phục 40%, họ đang nghĩ ‘liệu có nên vào thị trường lúc này hoặc liệu thị trường đã đạt đỉnh hay chưa?’”, Bruce Bond, Giám đốc điều hành của Innovator ETFs, cho hay. “Quỹ dạng buffer cho phép nhà đầu tư tham gia vào đà tăng mà không cần phải định thời điểm thị trường một cách hoàn hảo”.

Cho tới nay, các quỹ ETF buffer đã phát huy tác dụng. Khi chứng khoán Mỹ chạm đáy vào ngày 23/03, chứng chỉ quỹ của Innovator S&P 500 Power Buffer ETF chỉ lỗ 17.5%, thấp hơn nhiều so với đà gim 30% của S&P 500. 4 tháng sau, chứng chỉ quỹ này tăng 1.3% trong năm 2020, trong khi S&P 500 vẫn còn giảm 1.4%.

Kho tiền mặt khổng lồ

Hiện đang có lượng tiền mặt khổng lồ đứng bên ngoài thị trường. Các quỹ thị trường tiền tệ (money-market) của Mỹ hút ròng 1 ngàn tỷ USD trong lúc thị trường biến động vì Covid-19 và đẩy tổng tài sản của các quỹ này lên gần 4.8 ngàn tỷ USD vào cuối tháng 5/2020. Cho đến nay, tổng tài sản của các quỹ thị trường tiền tệ vẫn ở mức 4.65 ngàn tỷ USD, dữ liệu từ Viện Công ty Đầu tư (ICI) cho thấy.

“Lượng tiền này phải đến từ một nơi nào đó và có lẽ chúng thoát ra từ các tài sản rủi ro”, Phil Orlando, Trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu tại Federated Hermes, cho hay. “Lượng tiền mặt khổng lồ này là một số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư đang lo ngại”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.