🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Đằng sau cuộc 'nổi dậy trường kỳ' của Nga nhằm vào đồng đôla Mỹ

Ngày đăng 15:50 01/04/2022
Đằng sau cuộc 'nổi dậy trường kỳ' của Nga nhằm vào đồng đôla Mỹ

Vietstock - Đằng sau cuộc 'nổi dậy trường kỳ' của Nga nhằm vào đồng đôla Mỹ

Một thế giới hậu đôla chỉ có thể xảy ra với việc chấp nhận rộng rãi một loại tiền tệ khác, mà cho đến nay rất ít quốc gia ngoài Nga, Trung Quốc tỏ ra quan tâm.

Nga là nước đi tiên phong trong nỗ lực phi đôla hóa dù với chi phí đáng kể. Ảnh: Facebookk

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine rất nhanh được tiếp nối bằng một loạt các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và Châu Âu nhằm cô lập và loại bỏ Moskva khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Đó là một minh chứng công khai về hàng loạt vũ khí tài chính mà phương Tây có thể sử dụng.

Vài tuần sau, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố phương Tây đang tiến hành “chiến tranh kinh tế” và để đáp trả, Moskva bắt đầu sử dụng một số vũ khí tài chính của riêng mình. Tuần này thế giới sẽ chứng kiến cuộc thử nghiệm thực tế đầu tiên.

Hôm 23/3, ông Putin cảnh báo rằng các quốc gia “không thân thiện” sẽ phải thanh toán khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng đồng rúp, thay vì đôla Mỹ hay euro. Nga đưa ra thời hạn cụ thể là kể từ ngày 31/3, sau đó sẽ không xuất “miễn phí” khí đốt cho châu Âu nếu không trả bằng rúp.

Nếu Moskva kiên quyết với kế hoạch này, đây sẽ không còn là một mối đe doạ lơ lửng nữa. Các nước châu Âu nhập khẩu 40% tổng lượng khí đốt sử dụng từ Nga, mỗi ngày thanh toán tới 800 triệu USD.

Động thái của Nga là không tiền khoáng hậu, một động thái mà Liên minh châu Âu đã phản ứng bất tuân, mặc dù sự thách thức này cuối cùng có thể bị chế ngự khi tính toán lợi ích từng quốc gia.

Nhà máy xử lý dầu và khí đốt ở Salym, Nga. Ảnh: Bloomberg

Động thái áp đặt “luật chơi” mới với đồng rúp là một phần của cuộc chiến lâu dài hơn mà Nga đang tiến hành chống lại đôla Mỹ, đồng tiền vẫn thống trị hoạt động thương mại dầu khí.

Trước đây, các biện pháp trừng phạt nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 đã cho thấy một điểm yếu quan trọng trong nỗ lực chống lại phương Tây: Quyền bá chủ Mỹ và các đồng minh trong hệ thống tài chính.

Kể từ đó, Nga đã thực hiện nhiều bước đi để giảm mức độ tiếp xúc với đồng đôla, rõ rệt nhất là khi đối phó với loạt trừng phạt diện rộng mà phương Tây áp dụng gần đây. Theo một ước tính, tỷ trọng xuất khẩu của Nga tính bằng USD đã giảm từ 80% vào năm 2014 xuống còn khoảng 50% hiện nay.

Trong cùng thời kỳ, ngân hàng trung ương của Nga đã giảm một nửa lượng dự trữ đôla, chuyển sang đồng euro, nhân dân tệ và các loại tiền khác. Đến năm 2019, Nga nắm giữ 1/4 dự trữ nhân dân tệ của toàn thế giới.

Nga và Trung Quốc đang phát triển mối quan hệ tài chính mạnh mẽ hơn. Ảnh: Asiatimes

Nhưng việc “truất ngôi” đồng đôla khỏi vị trí đồng tiền dự trữ của thế giới không phải là điều có thể xảy ra trong một sớm một chiều và càng không phải là điều một quốc gia có thể làm được. Cuộc chiến lâu dài của Nga chống lại USD mang tính chất “nổi dậy” hơn là một cuộc chiến tranh.

Cuộc nổi dậy đó đã bắt đầu và Nga có một nước ủng hộ quan trọng: Trung Quốc.

Trong nhiều năm, cả Nga và Trung Quốc đều tìm cách tách khỏi đồng đôla Mỹ, một nỗ lực được gọi là phi đôla hóa. Hai quốc gia đã thực hiện một bước quan trọng theo hướng đó vào năm 2019, khi họ đồng ý thanh toán tất cả giao dịch thương mại song phương bằng loại nội tệ tương ứng.

Những thiệt hại nhanh chóng gây ra cho nền kinh tế Nga có thể khiến Bắc Kinh tự hỏi liệu họ có thể chịu được các lệnh trừng phạt tương tự hay không, chẳng hạn như trong một tình huống liên quan đến Đài Loan, và liệu họ có cần phải thúc đẩy tiến trình phi đôla hoá nhanh hơn hay không.

Đồng đôla Mỹ vẫn thống trị hoạt động thương mại quốc tế. Ảnh: AFP

Nhưng một thế giới hậu đôla sẽ dễ tưởng tượng hơn là tạo ra, đặc biệt là đối với Trung Quốc, quốc gia không chỉ tìm cách thay thế USD trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới mà còn thay thế Mỹ trở thành siêu cường toàn cầu. Hai mục tiêu đó song hành, nhưng đó cũng là mục tiêu không thể đạt được nếu không có biến động chính trị cực lớn - biến động mà ngay cả Trung Quốc cũng có thể chưa chuẩn bị.

Nhìn lại lịch sử tiền tệ thì trong kỷ nguyên hiện đại, chỉ thực sự có một sự thay đổi, khi đồng bảng Anh bị đồng đôla Mỹ vượt qua sau Thế chiến thứ hai – khi đó chỉ vì nước Anh mắc nợ quá nhiều bởi hai cuộc chiến tranh tàn khốc trong bốn thập kỷ.

Để đồng nhân dân tệ vượt qua đồng đôla Mỹ sẽ cần một sự thay đổi tương tự, và Trung Quốc khó có thể tránh khỏi hậu quả.

Bắc Kinh cũng có nhận thức rất khác về cách họ có thể soán ngôi siêu cường, một siêu cường không dính dáng đến việc xâm phạm các quốc gia khác. Dù có thể mong muốn tiến tới một thế giới hậu đôla, thì Bắc Kinh vẫn bị ràng buộc vào hệ thống thương mại toàn cầu do phương Tây xây dựng, thậm chí ở mức độ lớn hơn nhiều so với Nga.

Họ cũng sẽ cần thuyết phục những người khác đi cùng. Việc chuyển sang một thế giới hậu đôla chỉ có thể xảy ra với việc chấp nhận rộng rãi một loại tiền tệ khác – mà cho đến nay, rất ít quốc gia khác (ngoại trừ Iran) tỏ ra quan tâm. Phần lớn thương mại toàn cầu vẫn được tiến hành bằng đôla, euro hoặc bảng Anh.

Thu Hằng

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.