💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành cảng biển (Kỳ 2)

Ngày đăng 17:00 15/04/2021
Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành cảng biển (Kỳ 2)
GMD
-

Vietstock - Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành cảng biển (Kỳ 2)

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, ngành cảng biển có triển vọng khá tích cực trong thời gian tới. Các cổ phiếu đáng chú ý trong ngành này gồm có CTCP Cảng Hải Phòng (HNX: PHP) và CTCP Gemadept (HOSE: HM:GMD).

* Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành cảng biển (Kỳ 1)

Đồ thị so sánh giữa các cổ phiếu ngành cảng biển bên dưới cho thấy GMD hiện đang là doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường (market cap) lớn nhất trong ngành. Còn xét vể mặt triển vọng phát triển thì PHP đang là doanh nghiệp thu hút được nhiều sự quan tâm.

Nguồn: VietstockFinance

Chú thích: Độ lớn của quả bóng trong đồ thị tương ứng với giá giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp

PHP - CTCP Cảng Hải Phòng

Sản lượng thông qua: 36.204 triệu tấn, đạt 104.9% kế hoạch năm (34.5 triệu tấn), tăng 2.7% so với thực hiện năm 2019 (35.258 triệu tấn), trong đó container 1,856,685 TEUs, tăng 1.6% so với thực hiện năm 2019 (1,826,700 TEUs).

Sản lượng thông qua của Cảng Hải Phòng (Công ty Mẹ) bao gồm 02 Chi nhánh: Chùa Vẽ, Tân Vũ và khối Văn phòng công ty là 21.727 triệu tấn, đạt 102.7% kế hoạch năm (21.15 triệu tấn), tăng 3.9% so với thực hiện năm 2019 (20.917 triệu tấn), trong đó container 1,297,920 TEUs, tăng 2.1% so với thực hiện năm 2019 (1,270,700 TEUs).

Nguồn: PHP

Năm 2020, doanh thu thuần của PHP đạt 2,030 tỷ giảm nhẹ 4.1%; trong khi đó lợi nhuận ròng đạt 447 tỷ, tăng 15.2% so với năm 2019. Xét trong giai đoạn 2015-2020, cả doanh thu và lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này gần như đi ngang.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, PHP sẽ rất tiềm năng với dự án Cảng Cửa Ngõ Quốc Tế Lạch Huyện. Đây sẽ là bàn đạp giúp PHP cất cánh trong tương lai.

Nguồn: VietstockFinance

Cảng Hoàng Diệu. Theo quy hoạch nhóm cảng biển phía Bắc (nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, các bến sông Cấm sẽ không phát triển mở rộng mà từng bước di dời, chuyển đổi công năng bến cảng Hoàng Diệu.

Cụ thể, theo đề án di dời khu cảng Hoàng Diệu, giai đoạn 1, việc di dời sẽ thực hiện theo tiến độ cầu Hoàng Văn Thụ, các cầu cảng số 9, 10, 11 hiện đã tạm ngừng khai thác do xây dựng cầu. Hiện tại, lượng hàng hóa tại ba cầu cảng này đang được dồn về bốc dỡ tại cầu cảng từ 1-8 và một phần bến cảng Chùa Vẽ.

Giai đoạn 2 được tiến hành theo tiến độ cầu Nguyễn Trãi. Cây cầu này được dự kiến sẽ đầu tư xây dựng sau năm 2021 và hoàn thành năm 2024, và ảnh hưởng đến các cầu cảng từ 1-8, sản lượng hàng dự kiến sẽ sụt giảm 8 triệu tấn/năm. Lượng hàng hóa sẽ được dịch chuyển về bến cảng Chùa Vẽ và về các bến khác trên sông Cấm.

Cảng Chùa Vẽ. Sản lượng thông qua hàng năm đạt 7,250,000 tấn/năm (tương đương khoảng 500,000 Teus/năm), tiếp nhận tàu có trọng tải khoảng 10,000 DWT.

Cảng Tân Vũ. Nằm ở khu vực hạ nguồn, dù không bị “vướng” cầu Bạch Đằng nhưng sự cạnh tranh giữa các cảng biển tại khu vực này là rất cao. Thêm vào đó, sự xuất hiện của cảng Nam Đình Vũ và cảng Lạch Huyện (với khả năng tiếp nhận được tàu cỡ lớn) sẽ càng khiến cho sức nóng tại khu vực này ngày một lớn.

Vị trí các cảng của PHP. Nguồn: PHP

Cảng Cửa Ngõ Quốc Tế Lạch Huyện. Tháng 10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương dự án đầu tư hai bến cảng container số 3 và số 4 thuộc cảng Lạch Huyện do PHP làm chủ đầu tư.

Dự án gồm 2 bến container số 3, 4 với tổng chiều dài 750m, có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải 160,000 DWT. Xây dựng 1 bến sà lan tiếp nhận tàu với sức chứa 100-160 TEUs, đáp ứng sản lượng hàng hóa thông qua khoảng 1.1 triệu TEUs/năm. Tổng mức đầu tư dự án rơi vào khoảng 6,946 tỷ đồng.

Dự kiến, bến số 3 sẽ được khởi công vào cuối năm 2021 và đưa vào khai thác từ năm 2023, bến cảng số 4 sẽ được hoàn thành và hoạt động từ năm 2025. Đây sẽ là cảng chủ lực của PHP trong tương lai nhờ sở hữu vị trí đắc địa.

Nguồn: PHP

GMD - CTCP Gemadept

Cơ cấu doanh thu dịch chuyển. Cơ cấu doanh thu của GMD đã có sự dịch chuyển rõ rệt kể từ năm 2015 đến nay. GMD đã đẩy mạnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp khi giảm dần mảng logistics để tập trung hơn vào hoạt động khai thác cảng. Tỷ trọng doanh thu của hoạt động khai thác cảng đã tăng từ mức 47.2% vào năm 2015 lên mức hơn 80% trong năm những năm gần đây.

Năm 2020, GMD ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt giảm 1.47% và 29.28% so với năm 2019, xuống còn 2,604 tỷ đồng và 366 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động khai thác cảng chiếm 82.9% tổng doanh thu, đạt 2,159 tỷ đồng và giảm 7.6% so với năm 2019. Còn hoạt động logistics và cho thuê văn phòng chiếm 17.1% tổng doanh thu, đạt 444 tỷ đồng, tăng 45.73%.

Nguồn: VietstockFinance

Cảng Gemalink đi vào hoạt động tạo tiền đề cho tăng trưởng dài hạn. Gemalink là dự án Cảng nước sâu có quy mô lớn nhất Việt Nam và nằm trong cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích khoảng 72 ha. Gemalink có bến đỗ với độ sâu -16 m, tổng chiều dài cầu bến toàn dự án là 1,500m, đảm bảo tiếp nhận đồng thời 3 tàu mẹ (tải trọng mỗi tàu khoảng 200,000 DWT) ra vào làm hàng.

Cảng được đầu tư thực thiện bởi hai tập đoàn lớn trong lĩnh vực hàng hải và khai thác cảng là GMD (75%) và CMA-CGM (25%). Tổng vốn đầu tư của dự án tương đương 520 triệu USD. bao gồm giai đoạn 1: 330 triệu USD; giai đoạn 2: 190 triệu USD.

Giai đoạn 1 của cảng Gemalink đã chính thức vận hành vào quý 1/2021, với 800m cầu bến chính, tiếp nhận cùng lúc 2 tàu mẹ, năng lực xếp dỡ trong giai đoạn 1 đạt khoảng 1.5 triệu TEU/năm.

Ngoài lợi thế cảng nước sâu, các tuyến đường nối cụm cảng với điểm sản xuất và tiêu thụ đang được đẩy nhanh tiến độ. Dự kiến cuối năm 2021, công suất của cảng Gemalink sẽ đạt 900,000 TEU và doanh thu đạt 37 triệu USD.

Nguồn: GMD

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.