Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Dòng tiền hoạt động ra sao trong tuần quỹ ETF cơ cấu danh mục

Ngày đăng 03:00 25/09/2018
Cập nhật 20:04 24/09/2018
Dòng tiền hoạt động ra sao trong tuần quỹ ETF cơ cấu danh mục

Chuyển động dòng tiền 14-21/09

Vietstock - Dòng tiền hoạt động ra sao trong tuần quỹ ETF cơ cấu danh mục

Là giai đoạn kết thúc đợt cơ cấu danh mục của các quỹ ETF, tuần giao dịch từ 14-21/09 ghi nhận thanh khoản tăng đột biến so với thời gian trước đó.

Thị trường tuần qua (14-21/09) ghi nhận thanh khoản tăng hết sức ấn tượng. Khối lượng giao dịch bình quân trên sàn HOSE đạt trên gần 222 triệu đơn vị/phiên, tăng hơn 27% so với tuần liền trước. Tương ứng, giá trị giao dịch bình quân đạt trên 5,559 tỷ đồng, tăng gần 46%. Trên sàn HNX, khối lượng giao dịch đạt gần 60 triệu đơn vị/phiên, tăng hơn 37% so với tuần trước; trong khi giá trị giao dịch bình quân đạt 773.52 tỷ đồng, 19% so với tuần trước.

Là tuần hoàn tất đợt cơ cấu danh mục của quỹ VNM ETF và FTSE ETF, thanh khoản tuần qua tăng mạnh là nhờ hoạt động mua bán của hai quỹ này. Đặc biệt là trong phiên cuối tuần 21/09 khi thanh khoản trên thị trường đạt trên 10,000 tỷ đồng.

Đúng như các dự báo đưa ra từ trước, nhiều mã trong nhóm cổ phiếu liên quan tới đợt cơ cấu danh mục này có thanh khoản tăng đáng kể.

Trong nhóm bị VNM ETF bán ra nhiều nhất NVL, MSN đều có thanh khoản tăng mạnh. Cụ thể, khối lượng giao dịch bình quân của hai mã này lần lượt tăng 267% và 197% so với tuần trước đó. Giá hai cổ phiếu này cũng theo đó sụt giảm. NVL giảm 11.5% xuống 60,000 đồng/cp, MSN giảm nhẹ 0.66% xuống còn 91,000 đồng/cp.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Ngược lại, các mã dự kiến được mua vào nhiều nhất bao gồm VHM và VRE. Mặt khác, VHM cũng là cái tên được FTSE ETF mua vào. Nhờ đó, thanh khoản hai mã này cũng tăng đột biến với mức tăng khối lượng giao dịch bình quân lần lượt là 234% và 138%. Tuy nhiên, giá của hai mã này lại không đi lên, VHM sụt giảm gần 4% xuống mức 101,500 đồng/cp, VRE thì đứng giá ở mức 37,850 đồng/cp.

Cùng được FTSE mua vào nhưng GEX lại ghi nhận thanh khoản sụt giảm tới gần 37% so với tuần trước, giá mã này cũng giảm nhẹ 2.8% xuống còn 27,800 đồng/cp.

Bên cạnh nhóm cổ phiếu nằm trong danh sách cơ cấu danh mục của quỹ ETF, nhiều cổ phiếu khác cũng có thanh khoản tăng mạnh. DLG đứng đầu về mức tăng thanh khoản trên HOSE với khối lượng bình quân đạt trên 4.1 triệu đơn vị phiên, tăng 479% so với tuần trước. Xếp liền sau là DAG, khối lượng giao dịch bình quân của mã này tăng trên 356%, đạt mức 1.3 triệu đơn vị/phiên.

Nhóm cổ phiếu Mid Cap và penny khác tiếp tục thu hút dòng tiền với thanh khoản tăng đột biến. Các mã cổ phiếu như AMD, NKG, TGG đều có khối lượng giao dịch bình quân tăng trên 300% so với tuần trước. Nhiều cổ phiếu bất động sản cũng có thanh khoản tăng mạnh ngoài NVL, VRE hưởng lợi từ đợt cơ cấu của quỹ ETF còn có NLG, ITA.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Mặc dù thanh khoản nhìn chung có sự tăng trưởng tích cực nhưng cũng không ít mã ghi nhận tình trạng thanh khoản sụt giảm mạnh. Ví dụ như VOS có khối lượng giao dịch bình quân giảm tới gần 73% còn 137,000 đơn vị/phiên. Về mặt hoạt động kinh doanh, VOS đang lập lại điệp khúc thua lỗ với số lỗ hơn 52 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018.

Có lẽ vì dính vào vụ lùm xùm với Triết Tôn Tiên mà thanh khoản của JVC giảm mạnh. Khối lượng giao dịch bình quân của mã này chỉ đạt hơn 241,600 đơn vị/phiên giảm tới phần nửa so với tuần trước.

Nhóm cổ phiếu bảo hiểm cũng kém hút tiền khi hai mã BMI, BVH đều có khối lượng giao dịch bình quân giảm vào khoản 25% so với kỳ trước. Tuy nhiên, giá hai mã này lại không có diễn biến tiêu cực, BMI còn tăng gần 8% trong tuần qua lên 24,050 đồng/cp.

Trên sàn HNX, dòng tiền tiếp tục tập trung vào nhóm cổ phiếu Mid Cap và penny. Dòng tiền bắt đáy đã bắt đầu xuất hiện ở mã HVA, tuy nhiên không quá mạnh mẽ.

Nhiều mã thuộc nhóm tài chính – ngân hàng tiếp tục thu hút dòng tiền như SHB (HN:SHB), SHS (HN:SHS), MBS.

Top 20 cổ phiếu tăng/giảm thanh khoản mạnh nhất trên HOSE
Những cổ phiếu tăng/giảm thanh khoản mạnh nhất trên HNX
Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

* Danh sách các mã tăng, giảm thanh khoản nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên.

Chí Kiên

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.