💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Cổ đông đồng ý chọn đơn vị kiểm toán nhưng nỗi lo với cổ phiếu SGS vẫn còn đó?

Ngày đăng 01:11 04/06/2024
Cổ đông đồng ý chọn đơn vị kiểm toán nhưng nỗi lo với cổ phiếu SGS vẫn còn đó?
SCS
-

Vietstock - Cổ đông đồng ý chọn đơn vị kiểm toán nhưng nỗi lo với cổ phiếu SGS vẫn còn đó?

CTCP Vận tải biển Sài Gòn (UPCoM: SGS) cho biết đã ký kết hợp đồng kiểm toán để soát xét BCTC bán niên 2023 và BCTC kiểm toán năm 2023, do đó sẽ công bố trước ngày 30/06/2024 để có thể sớm gỡ “án” hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu.

Đó là lời giải trình của SGS trước quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc duy trì hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu SGS vì chậm nộp quá 45 ngày đối với BCTC bán niên và cả năm 2023 đã được kiểm toán. Hiện cổ phiếu SGS vẫn chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.

Theo Công ty, nội dung về lựa chọn đơn vị kiểm toán BCTC bán niên và cả năm 2023 đã được trình trong ĐHĐCĐ thường niên diễn ra hồi tháng 6 năm ngoái nhưng chưa được chấp thuận. 2 tháng sau, SGS tiếp tục lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản nhưng bất thành do không đạt đủ tỷ lệ ít nhất 65% phiếu biểu quyết đồng ý.

Mãi đến 15/05/2024, cổ đông mới tán thành việc lựa chọn Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS) thực hiện công việc này.

Trên thực tế, đợt lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản vừa rồi cũng thông qua để AASCS làm đơn vị kiểm toán cho các BCTC riêng và hợp nhất của SGS các năm 2022, 2023 và 2024 (bao gồm bán niên và cả năm).

Thời điểm năm 2022, HĐQT SGS đã quyết định chọn Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC cho các báo cáo năm 2022 của SGS cũng như công ty con Công ty TNHH Liên doanh Giao nhận Kho vận Bình Minh (JVS, SGS sở hữu 100% vốn).

Tuy nhiên, quyết định phúc thẩm tháng 09/2023 của Tòa án Nhân dân TPHCM đã hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 của SGS nên việc lựa chọn đơn vị kiểm toán nêu trên là không hợp lệ theo quyết định của Tòa án nên BKS SGS đã trình cổ đông để chọn đơn vị kiểm toán của cả SGS và JVS vào giữa tháng 5 vừa qua.

Biên bản kiểm phiếu cho thấy, các cổ đông đồng ý thông qua 3 nội dung lựa chọn đơn vị kiểm toán cho các BCTC năm 2022, 2023 và 2024 của công ty mẹ (đạt tỷ lệ đồng ý 89.53% số phiếu có quyền biểu quyết). Trong khi đó, 3 nội dung lựa chọn đơn vị kiểm toán cho các báo cáo tương tự của công ty con JVS chỉ đạt tỷ lệ chấp thuận 37.64%, gần 52% còn lại không có ý kiến nên không được thông qua.

Hiện Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn – TNHH MTV (SAMCO) nắm 51% vốn SGS, còn Công ty TNHH Dịch vụ Tiếp vận Toàn Cầu (GLS) sở hữu 37.42%. Con số cho thấy công ty mẹ của SGS đã không có ý kiến về cả 3 nội dung trên.

Việc không có đơn vị thực hiện kiểm toán đối với công ty con có thể khiến BCTC của SGS nhận ý kiến từ phía kiểm toán viên nếu việc hợp nhất có ảnh hưởng trọng yếu, khả năng sẽ làm cổ phiếu SGS chưa thể sớm trở lại trạng thái giao dịch bình thường.

3 nội dung lấy ý kiến không được không qua. Nguồn: SGS

Bất đồng trước đây giữa 2 cổ đông lớn đã khiến GLS nộp đơn yêu cầu Tòa án Nhân dân quận 1 xem xét hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 do không đủ 65% tổng số phiếu có quyền biểu quyết chấp thuận theo Điều lệ Công ty.

Tại đại hội, GLS đã bỏ phiếu miễn nhiệm đối với Chủ tịch HĐQT Trần Thiện với lý do nếu ông Thiện tiếp tục đương nhiệm sẽ rất khó hoặc không giải quyết được các vấn đề kiến nghị của GLS đối với Công ty trong thời gian qua. Đồng thời, ông Thiện cũng mong muốn không tiếp tục giữ chức vụ này.

Tuy nhiên, việc miễn nhiệm Chủ tịch bất thành, do không đủ tỷ lệ chấp thuận, nên ông Nguyễn Văn Long (Thành viên HĐQT đồng thời là đại diện GLS) đã rút lại ý kiến biểu quyết đồng ý nội dung “miễn nhiệm và bầu thay thế thành viên Ban kiểm soát” đã biểu quyết trước đó, đồng thời biểu quyết không thông qua Biên bản họp và Nghị quyết ĐHĐCĐ.

* Cổ đông lớn SGS đưa nhau ra tòa, vì đâu nên nỗi?

Tử Kính

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.