14h25: Đà giảm thu hẹp mạnh
Thêm một số cổ phiếu ngân hàng đã được kéo trở lại mức tham chiếu thậm chí tăng điểm như STB, LPB (HM:LPB), ACB (HM:ACB), OCB,...
Cổ phiếu SHB (HM:SHB) thậm chí được kéo mạnh tới hơn 4% lên mức 11.450 đồng thị giá đồng thời tiếp tục hút dòng tiền từ khối ngoại.
13h05: VN-Index rớt mốc 1.035 điểm
VN-Index giảm thêm 4 điểm chỉ sau ít phút bước vào phiên chiều. Chỉ số hiện giảm hơn 28 điểm về mức 1.033 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường chỉ vỏn vẹn 5.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu SHB nhấp nháy xanh đỏ quanh tham chiếu. Khối ngoại đang mua ròng hơn 1,3 triệu cổ phiếu này.
11h30: Đà giảm gia tăng trước giờ nghỉ
Nhóm vốn hóa lớn là nguyên nhân chính khiến thị trường đi xuống với loạt mã trụ như VCB (HM:VCB), VHM (HM:VHM), VIC (HM:VIC), BID, VPB (HM:VPB), TCB (HM:TCB), GAS (HM:GAS) tác động tiêu cực lên chỉ số.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 24,27 điểm (2,29%) còn 1.037,58 điểm, HNX-Index giảm 3,45 điểm (1,51%) còn 224,44 điểm, UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (0,44%) về 79,81 điểm.
Độ rộng sàn HOSE nghiêng về bên bán với 376 mã giảm, trong khi chỉ có 72 mã tăng và 37 mã đứng giá tham chiếu. Phiên điều chỉnh sáng nay chưa thu hút sự chú ý của dòng tiền khi thanh khoản ghi nhận sụt giảm.
Khối lượng giao dịch đạt gần 216,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 3.882 tỷ đồng, trong đó giao dịch khớp lệnh trên HOSE đóng góp 3.788 tỷ đồng, giảm 26% so với phiên trước.
11h13: SHB tăng nhẹ
Đà giảm của VN-Index được nới rộng sau 11h với việc thị trường xuất hiện thêm nhiều mã lớn giảm điểm. Các mã các mã như TCB, KDH (HM:KDH), VRE (HM:VRE), TPB (HM:TPB), VHM giảm từ 3 - 4% đồng thời 26/30 cổ phiếu VN30 đều mất trên 1%.
Thị trường giảm sâu song sắc xanh sàn chỉ lác đác trên thị trường với khoản 9 mã.
Phe tăng giá vẫn có DGC (HM:DGC), PC1 (HM:PC1), VCG (HM:VCG),... Cổ phiếu SHB cũng đang bơi ngược nhóm ngân hàng.
10h13: Thị trường giảm trên diện rộng
Cổ phiếu ngân hàng, bất động sản trở lại là nhóm cổ phiếu gây áp lực rất mạnh đến thị trường. Ngược lại, thủy sản đang là nhóm tích cực nhất với mức tăng 1,35%.
9h18: VN-Index mở cửa giảm sâu
VN-Index mở cửa giảm sâu hơn 16 điểm trong khi VN30-Index giảm tới gần 20 điểm sau tín hiệu từ các chỉ số thị trường phái sinh.
Rổ VN30 ngoại trừ SAB (HM:SAB) đứng giá, tất cả các mã còn lại đều giảm điểm với 14 mã giảm trên 2% trong đó mạnh nhất là VRE, TPB với việc mất trên 3%.
Đầu phiên giao dịch sáng 17/10/2022, thị trường chứng khoán phái sinh đã lao dốc mạnh khi các chỉ số HĐTL đều mất từ 15 - 20 điểm ngay sau phiên ATO.
Kết tuần giao dịch từ 10 - 14/10, VN30-Index đóng cửa với mức tăng điểm tốt trong phiên hồi phục thứ 3. Khối lượng trên VN30F2210 giảm 40%, VN30F2211 giảm 37%, VN30F2212 giảm 20% và VN30F2303 giảm 85%. 4 HĐTL tiếp tục tăng mạnh với mức tăng từ 8 - 20 điểm.
Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) nhận định nhịp điều chỉnh VN30F2210 có thể mở rộng về các vùng thấp bên dưới tại 1.028 - 1.035 điểm
Trong khi đó, thị trường chứng khoán cơ sở kết tuần với việc VN-Index tăng 25,94 điểm (+2,5%) lên 1.061,85 điểm; giá trị giao dịch trên HOSE tăng 2,8% so với tuần trước lên 62.767 tỷ đồng.
Giữa những thông tin nhiễu động từ thị trường trong nước và quốc tế đã đẩy nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản và những doanh nghiệp có dư nợ trái phiếu lớn đã bị bán mạnh. VN-Index từ mức 1.035 của tuần trước đã chạm mức thấp nhất tại mức 998 điểm trước khi hồi phục.
Sau khi rung lắc mạnh 2 phiên đầu tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục và tăng điểm 3 phiên liên tiếp cuối tuần.
Cổ phiếu thép - phân bón tăng mạnh, trụ bank gánh thị trường,khối ngoại ngắt chuỗi 6 tuần bán ròng liên tiếp và nhà đầu tư cá nhân mua ròng 5.269 tỷ đồng trên HOSE sau 2 tuần. Chi tiết
Công ty Chứng khoán BIDV (HM:BID) (BSC) nhận định, nếu VN-Index thành công lấp gap 1.060 -1.070 điểm, đà hồi phục nhiều khả năng sẽ vững vàng hơn.
Trong khi đó, chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng thị trường có thể trải qua nhịp điều chỉnh, cân nhắc bán một phần vị thế ngắn hạn.
Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 17/10: Mục tiêu lấp gap 1.060 -1.070 điểm