“Mày có chơi Mex không?”
Tôi nghe thấy những lời thì thầm này trên một diễn đàn với những trader crypto “tinh hoa” vào một buổi chiều thu, khi mặt trời đang núp bóng dưới những ánh chiều chạng vạng.
Giọng điệu nghe như một tay buôn đá hay bám theo tôi ngang qua Quảng Trường Washington vào thời thơ ấu.
“Gì mày, hút hả? Hút thuốc hả?”
Tôi nhìn chằm chằm vài cái màn hình. Thằng điên này định bán “đá” cho tôi ngay trên diễn đàn giao dịch sao? (tác giả nhầm tưởng Mex là Meth – viết tắt từ methamphetamine, một loại ma túy đá).
“Mày đang nói cái quái gì vậy?” Tôi nói.
“Mex. Mày có chơi Bitmex không?”
“Đó là cái gì?”
“Đó là một sàn giao dịch.”
“Okay. Vậy thì sao? Có gì ‘hot’ không?”
“Nó cho đòn bẩy những 100x đấy.”
“Cái gì cơ? Cao thế.”
“Chứ sao. Nghe điên thiệt, mà nghiện đó mày.”
Đó là lần đầu tiên tôi nghe tới BitMEX.
Nhưng cái tên BitMEX cứ xuất hiện đi xuất hiện lại. Những trader kỳ cựu tôi biết đều rất thích nó. Một số chỉ trade trên mỗi sàn này. Tôi cũng chẳng nghĩ nhiều tới nó lắm. Không thể hiểu nổi. Làm gì có người nào cần tới 100x đòn bẩy?
Riêng việc quản lý rủi ro trong thị trường điên khùng như tiền điện tử cũng đã khó khăn lắm rồi. Thêm đòn bẩy lại càng làm cho mức rủi ro đó lên tầm điên khùng hơn.
Khi tôi thấy các trader nói về việc họ bị cháy lệnh cứ như là một điều vẻ vang lắm thì điều đó lại càng làm tôi thấy đắn đo hơn.
Nói tới BitMEX và giao dịch đòn bẩy thì phải nói tới bị cháy, hay thanh lý, hay liquidated. Bị cháy tức là 1 trader mất toàn bộ vốn trong 1 lệnh trade duy nhất. Ví dụ bạn có 1 BTC và vào lệnh x10, tức là 10 BTC. BitMEX định ra cho bạn 1 mức giá gọi là giá thanh lý – liquidation price. Nếu giá chạm mức này, tài khoản của bạn sẽ bị thanh lý.
Nếu bạn chưa biết thì đó là mức lỗ 100% trên 1 lệnh trade duy nhất.
Với tôi thì điều này không phải là giao dịch, mà phải là cờ bạc thì đúng hơn.
Mex giống như quay số.
Tuy nhiên, tôi ngày càng nhận được nhiều yêu cầu đào sâu tìm hiểu BitMEX và nhờ tôi cho ý kiến về cái sàn giao dịch “điên khùng” nhất trong cái miền crypto hoang dã này. Vì vậy tôi bắt đầu đi dò hỏi xem nó có thật sự tốt như lời đồn đại hay không.
BitMEX vẫn có một sức hấp dẫn nào đó. Dần dần, tôi bắt đầu nghiên cứu BitMEX nhiều hơn và bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về nó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào những chiến thuật cần trang bị để có thể sống sót trên sàn giao dịch tiền điện tử vượt trội nhất và mạnh mẽ nhất trên thế giới.
Xem thêm:
- BitMEX là gì? Giới thiệu về sàn giao dịch tiền điện tử BitMEX
- Hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản sàn giao dịch BitMEX
Thật không may, Bitmex không mở cửa cho các trader Mỹ.
BitMEX không mở cửa với trader Hoa Kỳ vì nó có trụ sở ở đảo Seychelles, một hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi Ấn Độ Dương, tại đó các vấn đề luật lệ khắt khe đều trở nên dễ dãi so với phần còn lại của thế giới. Không đòi hỏi vốn tối thiểu, không kiểm toán và công ty không cần phải chi đồng thuế nào.
Bitmex không mở cửa cho các nhà giao dịch Mỹ vì sàn giao dịch có trụ sở tại Seychelles, một quốc đảo nhỏ bé trong màu xanh tươi sáng của Ấn Độ Dương, không bận tâm đến các loại luật nghiêm ngặt mà phần còn lại của thế giới tài chính để yêu và ghét. Không có yêu cầu về vốn tối thiểu, không có kiểm toán và công ty nào trả thuế thu nhập bằng không.
Ngoài ra, họ còn không cần phải thực hiện KYC (Know Your Customer – xác minh khách hàng), một điều luật khá khó hiểu được yêu cầu bởi nhà làm luật của các nước giàu có.
Đảo Seychelles nghe có vẻ là một nơi lý tưởng cho giới nhà giàu cất giấu tiền, và trên thực tế đúng là như vậy, Seychelles là một thiên đường thuế theo đúng nghĩa đen.
Theo nhiều mặt thì Seychelles đúng là nơi hoàn hảo dành cho sàn giao dịch crypto, bởi vì thế giới vẫn còn căm ghét hay đúng hơn là sợ hãi crypto. Con người ta hễ mà sợ cái gì thì sẽ tấn công nó trước. Cho đến khi nào luật pháp thế giới bắt kịp với loại tài sản mới mà crypto là đại diện, khó tránh khỏi việc một trong những sàn giao dịch lớn nhất tìm đến mái ấm che chở với những luật lệ thân thiện và vòng tay rộng mở.
Tôi càng đào sâu tìm hiểu về công ty thì càng thấy đây có vẻ là một trong số những công ty tốt. BitMEX khởi đầu với một cựu nhân viên ngân hàng, Arthur Hayes. Trong khi làm việc tại Citigroup dưới mác là một trader cổ phần, anh đã bắt đầu nhận ra điều mà phần lớn thế giới crypto giờ mới biết.
Thời hoàng kim để làm giàu từ những sàn giao dịch thông thường đã qua rồi.
Mọi trader đều hiểu rõ rằng thị trường biến động giúp bạn kiếm được tiền tươi (real money). Nơi nào có rủi ro, nơi đó có lợi nhuận.
Hayes muốn tạo ra một thiên đường cho những trader crypto, nơi có thể khơi dậy những ngày vinh quang xa xưa của thị trường tài chính, nơi bạn có thể mất tất cả hoặc thắng được một gia tài.
Đó chính là điều anh ta đã làm. BitMEX là một trong những sàn giao dịch crypto xuất sắc, vượt trội nhất trên thế giới, bất kể là giao dịch gì.
Tôi càng hiểu thêm về nó, tôi càng nhận thấy người Mỹ đã làm ra những điều luật tệ hại như thế nào chỉ vì sự ngu ngốc và sợ hãi, và chúng ta đã tụt hậu quá xa với những sự tiến hóa của tài chính, và cả mọi loại tiến hóa khác từ AI, công nghệ sinh học cho đến năng lượng tái sinh.
Nhưng không cần lo lắng, dù tôi không thể giao dịch được, tôi cũng biết cách khác để nghiên cứu. Tôi mất mấy tuần để lục tung các tài liệu và tôi đã phỏng vấn những bậc thầy giao dịch BitMEX để tìm ra được những thủ thuật và kinh nghiệm bí mật của họ.
Bạn có muốn biết tôi học được những gì không?
1. Options và Futures (Giao dịch quyền chọn và Giao dịch Tương lai – Kỳ hạn) Điều đầu tiên mà bạn cần biết về BitMEX là bạn đang giao dịch quyền chọn – Options – chứ không phải Bitcoin hay Altcoin thật. BitMEX là sàn giao dịch phái sinh crypto lớn nhất.
Điều này có nghĩa là bạn có thể Sell và Sell Short – Bán khống. Bán khống giúp bạn có lời ngay cả khi Bitcoin rơi như 1 hòn đá.
Khi thị trường tiền mã hóa vẫn còn trong giai đoạn bất ổn, không có gì lạ khi giá cả luôn biến động mạnh. Ông lớn Bitcoin chạm đến giá $20.000 cuối năm ngoái để rồi tuột xuống hơn $5.000 vào năm nay.
Nếu bạn có thể kiếm lời cả khi giá lên và xuống, tại sao lại không làm?
Quan trọng hơn, BitMEX cho phép bạn bán khống Bitcoin với Bitcoin.
Đúng vậy. Bitmex không nhận “Deposit” bằng tiền pháp định nhưng nó cho phép bạn Long hay Short Bitcoin theo một cách rất hay: Nó đặt giá một hợp đồng là $1. Vậy nếu Bitcoin đang có giá $5k và bạn mua 10k hợp đồng tức là bạn đang mua 1 BTC.
BitMEX có 02 loại hợp đồng: Future Contracts – Hợp đồng tương lai (hợp đồng có kỳ hạn) và Perpetual Contracts – Hợp đồng vĩnh cửu (hợp đồng vô thời hạn).
Có gì khác biệt?
Hợp đồng tương lai là hợp đồng phái sinh truyền thống có cơ chế y hệt như Futures trên CME hay CBOE. Futures có kỳ hạn, tức là tại một thời điểm nào đó hợp đồng sẽ tự động bị thanh lý. Thắng hay thua, tới ngày thanh lý là xong và hợp đồng kết thúc.
Giá của hợp đồng tương lai có thể sát với giá hiện tại của Bitcoin, hay là giá của thị trường giao ngay (thị trường của các sàn thông thường như Bitfinex, Binance, Huobi…), hoặc cũng có thể giao dịch ở một mức giá khác biệt lớn. Một hợp đồng tương lai đến tháng 12/2018 có thể đặt giá $15.000 khi giá thị trường chỉ $7.000.
Với tất cả những điều trên, hầu hết trader tôi biết đều không buồn giao dịch với hợp đồng tương lai truyền thống. Họ chỉ tập trung đặc biệt đến một hình thức sáng tạo hơn nhiều chính là Perpetual Contracts – Hợp đồng vĩnh cửu.
Hợp đồng vĩnh cửu, đúng như tên gọi, không hề đáo hạn. Chúng được giao dịch liên tục và có giá rất sát với giá của thị trường giao ngay. Bạn có thể mở hợp đồng và giữ như vậy bao lâu cũng được, cho tới khi bạn muốn đóng hợp đồng. Sàn vận hành các hợp đồng này bằng funding rate. Funding rate này bằng lãi suất cho vay cộng với lãi suất bù/trừ (premium/discount rate).
Bạn đang tự hỏi điều gì?
Khi bạn giao dịch có đòn bẩy là bạn đang mượn vốn của sàn để giao dịch. Bạn phải trả lãi cho số vốn đó, y chang đi vay vậy. Còn lãi suất premium hay discount là chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá của thị trường giao ngay.
Khi bạn mua bán hợp đồng, bạn đang giao dịch với giá hợp đồng, không phải giá của thị trường giao ngay.
Sự chênh lệch giữa 2 mức giá đó mang tính quyết định và chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào mà lời hoặc lỗ với nó. Bây giờ bạn chỉ cần biết là mỗi 8 tiếng bạn sẽ nhận được hoặc mất một số tiền vì sự chênh lệch giá đó nếu bạn đang giữ một position hợp đồng vĩnh cửu.
“Nếu Funding Rate dương tức là những người giữ Long Position sẽ phải trả tiền và người giữ Short Position nhận được tiền. Nếu âm thì ngược lại, bên Short phải trả tiền và bên Long nhận được tiền.”Nói cách khác, tùy theo hướng mà bạn đánh, bạn có thể mất một ít hoặc nhận thêm một ít Bitcoin vào tài khoản.
Điều tốt nhất nên làm là bạn hãy thử giao dịch trên testnet, với Bitcoin giả để quen tay và làm quen với giao diện của sàn.
Bây giờ, hãy bắt đầu tìm hiểu một vài kỹ thuật và thủ thuật được chia sẻ bởi những bậc thầy trader để rồi phiêu lưu vào thế giới kỳ lạ của BitMEX và hơn hết là kiếm lợi nhuận từ nó.
2. Đừng để cháy! Còn 1 vấn đề nữa của BitMEX mà bạn cần hiểu ngay bây giờ trước khi đi xa hơn, đó là giá thanh lý: liquidation price.
Giá thanh lý là gì?
Đó là mức giá mà bạn mất 100% số tiền bạn cược vào một lệnh trade duy nhất.
Nghe rất sợ đúng không, nếu bạn cảm thấy sợ thì rất tốt, bạn không bao giờ muốn mất tất cả vào 1 lệnh trade và điều bạn muốn là tránh được điều này cái đã.
Nhưng thực ra nó không quá tệ, liquidation price là một trong những sáng tạo mới khiến cho BitMEX trở nên độc nhất. Nó có ưu thế hơn hẳn các tài khoản giao dịch đòn bẩy thông thường.
Ưu thế lớn nhất và quan trọng nhất là chỉ cần chịu rủi ro giới hạn trong khi vẫn có lợi nhuận tiềm năng vô hạn.
Nghĩa là mức thua lỗ lớn nhất bạn phải chịu là toàn bộ coin bạn đặt trong lệnh đó. Nếu bạn vào lệnh 1 BTC, bạn chỉ mất đúng 1 BTC.
Điều này rất tuyệt vời và không như bất kỳ sàn giao dịch nào mà tôi từng biết. Lý do là:
Với các tài khoản giao dịch đòn bẩy thông thường, bạn phải chịu rủi ro và có được lợi nhuận tiềm năng vô hạn như nhau. Đó là bởi vì bạn đang mượn tiền của người khác để trade. Khi giao dịch đòn bẩy thông thường, bạn phải có sẵn một khoản tiền trong tài khoản, thường là gấp đôi hoặc gấp 4 số tiền bạn cược trong đợt trade đó, để tránh cái gọi là margin call.
Margin call là gì?
Giả sử bạn đặt cược 1 triệu USD vào giá dầu với đòn bẩy 5x, vậy thực chất là bạn đặt cược đến 5 triệu USD.
Bạn tỉnh dậy vào sớm mai và giá dầu đã tuột 50%, và bạn vừa mất 2,5 triệu USD. Nghĩa là bạn đã mất 1 triệu USD ban đầu, và kèm theo khoản nợ 1.5 triệu USD trên vai.
Mấy thằng chủ sàn không thích điều này, họ gọi cho bạn và nói họ muốn được trả tiền ngay lập tức. Đó chính là margin call.
Tin tốt cho bạn đây, điều này không xảy ra trên BitMEX.
Sàn không thể lấy thêm Bitcoin từ bạn nếu trade đi ngược hướng, nên họ thay thế bằng giá thanh lý – liquidation price. Nếu giá chạm liquidation price thì sàn sẽ lấy Bitcoin của bạn và bán nó tại giá market.
Đây là sự đổi mới mà tôi hy vọng các sàn truyền thống học theo trong tương lai gần.
Giờ câu hỏi trong đầu bạn là, thế quái nào tôi lại muốn bị thanh lý chứ? Câu hỏi hay đấy.
Các trader kỳ cựu cứ nhắc đi nhắc lại tôi rằng:
Không những bạn phải tránh bị thanh lý quá thường xuyên, bạn phải cố gắng không bao giờ bị thanh lý.
Tôi thấy một số trader trên diễn đàn khoe việc bị thanh lý cứ như là vinh quang lắm, nó không vinh quang, chỉ thể hiện anh ta kém cỏi mà thôi.
Bị thanh lý là dấu hiệu của việc trading thiếu kỷ luật, không ổn chút nào. Có 2 cách để tránh bị thanh lý:
- Dùng stop loss
- Đừng dùng đòn bẩy quá cao
3. Cái sướng và cái khổ của việc dùng đòn bẩy Nếu bạn chỉ mới đặt chân vào thị trường, chưa trải qua cái đau đớn của việc trade coin, bạn không nên mở tài khoản BitMEX. Và cũng đừng mở tài khoản margin trading trên bất kỳ sàn nào khác, chỉ cần trở lại các sàn giao dịch crypto thông thường. Margin là một con dao 2 lưỡi, và nó không dành cho những người mới đặt chân vào thị trường.
Sử dụng đòn bẩy khi chưa sẵn sàng giống như là ngồi đánh bài trong hẻm tối, tỉnh dậy trên một chiếc giường sắt và thấy có người đang lấy nội tạng của bạn xong rồi để bạn mất máu tới chết.
Tất nhiên, những trader huyền thoại thập niên 80 mà nhiều người thần tượng luôn sử dụng đòn bẩy. Họ sống chết với nó.
Đòn bẩy có thể là một người bạn tốt và là kẻ thù không bao giờ bạn muốn gặp.
Cũng có đòn bẩy thông thái và đòn bẩy ngu ngốc nực cười.
Có một biểu đồ tiện dụng trong một bài viết tuyệt vời gọi là Tính Toán Lợi Nhuận Và Chọn Mức Đòn Bẩy Khi Trade Trên BitMEX.
Nhìn vào bảng, bạn có thấy với mức margin càng cao thì mức giá thanh lý càng sát lại với giá vào lệnh, tức là chỉ cần giá đi ngược lệnh một chút thôi thì lệnh của bạn đã bị thanh lý rồi.
Lưu ý rằng ngay khi bạn vượt quá mức 10x, giá cả chỉ cần nhích nhẹ là đủ để bạn mất trắng.
10% không nghĩa lý gì với Bitcoin. Giá có thể chênh lệch với biên độ như vậy mỗi ngày, mức đòn bẩy 25x cứ như là chơi với tử thần. Hay nói cách khác là tự sát.
Thế còn đòn bẩy 100x thì sao? Thật quá dại khờ.
Đừng bao giờ thử. Chấm hết.
Giá có thể nhảy 0.5% chỉ trong giây lát. Bạn phải cần vận may thần thánh mới thắng được lệnh kiểu này. Có thể so với may mắn trúng xổ số. Điều này thậm chí không phải là giao dịch, mà giống như chơi quay số vậy.
Đáng buồn là tôi đã thấy nhiều trader mà tôi từng hâm mộ đã đốt tài sản của họ vào trò đánh cược vận may như vậy. Họ tán gia bại sản vì không đặt stop loss và chơi mức đòn bẩy quá cao. Thật là khôi hài.
BitMEX có những tùy chọn lệnh Stop toàn diện, từ Stop Limit đến Trailing Stop, và có cả lệnh Bracket Stop thông qua API. Với Bracket Stop bạn có thể vừa đặt lệnh chốt lời và lệnh cắt lỗ cùng một lúc. Lệnh nào đến trước sẽ hủy lệnh còn lại. Quả là tuyệt vời.
Sử dụng lệnh Stop cho cắt lỗ thật tốt, luôn cắt lỗ sau khi vào lệnh, luôn luôn.
Nếu bạn bị thanh lý là bởi vì bạn chưa thật sự giỏi trong việc quản lý vốn.
Mọi trader kiệt xuất tôi biết đều sử dụng một chiến thuật khắt khe và xây dựng kỹ càng để hạn chế những sơ sót.
Bạn cũng nên làm như vậy.
Quản lý rủi ro quan trọng hơn ngàn lần so với chiến lược giao dịch.
4. Quản lý rủi ro trên BitMEX Chiến thuật tôi muốn nói đến là gì?
Đó là chiến thuật điều chỉnh 1% rủi ro mỗi giao dịch.
Tôi nhận ra rằng nếu bạn đặt 1% số tiền vào một lệnh, như nhiều trader luôn khuyến cáo, bạn sẽ vẫn còn rất nhiều tiền. 99% số tiền vẫn còn nằm một bên và không bị ảnh hưởng.
Để điều chỉnh tôi nghĩ ra một chiến thuật mới. Tôi tính toán 1% tổng số vốn và sử dụng mức chênh lệch giữa giá mà tôi đặt stop loss với giá hiện tại để tìm ra số tiền tối đa tôi có thể dùng cho một lệnh. Điều này cho phép tôi mạo hiểm nhiều hơn nhưng vẫn đủ giới hạn rủi ro.
Một ví dụ để bạn dễ hiểu hơn:
Đầu tiên, tính chênh lệch giữa giá hiện tại và giá stop loss. Chúng ta sử dụng giá tròn để cho dễ hiểu.
Ví dụ giá Bitcoin đang ở $8.000, bạn đặt giá stop loss ở $7.700, vậy là chênh lệch $300 cho mỗi Bitcoin.
Khi đã có chênh lệch bạn hãy dùng nó để tính làm sao để chỉ mạo hiểm 1% tổng số vốn cho mỗi lệnh. Giả sử rằng bạn có $100.000 trong tổng số vốn.
$100.000 x 0.01 = $1.000
Chúng ta chỉ mạo hiểm tối đa $1.000 trong giao dịch này. Vậy ta hãy chia 1000 cho chênh lệch giá $300 đã tính sẵn.
1000/300 = 3.33
Vì mỗi Bitcoin ta chỉ được mạo hiểm tối đa $300, nên với $1.000 ta có thể mua tối đa 3.33 Bitcoin. Với 3.33 Bitcoin thì số thiệt hại tối đa là $1.000, tương đương với 1% tổng số vốn.
Điều hay ho của công thức này là chúng ta có thể đặt nhiều tiền hơn vào lệnh, nhưng vẫn có thể kiểm soát được thiệt hại. Trường hợp này ta đã đặt $26.666 trong tổng số $100.000 vào một lệnh, giúp ta có khả năng thu về lợi nhuận cao hơn nếu thị trường đi đúng hướng.
Thật không may, đòn bẩy đã biến công thức này trở nên tồi tệ.
Chỉ đòn bẩy 2x đã gấp đôi rủi ro của bạn. Bạn có thể điều chỉnh công thức cho phù hợp. Cần lưu ý rằng mỗi khi bạn tăng mức đòn bẩy lên là bạn cũng tăng rủi ro, nghĩa là bạn cần phải đặt stop loss gần hơn còn không thì bạn mạo hiểm tỉ lệ phần trăm nhỏ hơn nhiều so với số 1% mà tôi đã nói ở trên.
Bạn hãy bỏ công sức ra để tính toán công thức phù hợp cho bản thân, thành quả sẽ xứng đáng với những gì bạn đã dồn tâm sức vào đó.
5. Hiểu giá của BitMEX Mọi trader tôi trò chuyện cùng đều nói với tôi về cái đường nho nhỏ màu hồng trên biểu đồ mà bạn cần phải hiểu rõ, rất rõ. Đó là giá BitMEX hay còn gọi là “fair market price – giá công bằng”.
Có điều này bạn cần biết, đó là giá trên BitMEX hiếm khi nào ngang với giá thị trường giao ngay. Thường là nó sẽ cao hơn hay thấp hơn một chút.
Giá BitMEX có thể hỗ trợ cho bạn mà cũng sẽ phản lại bạn.
Ví dụ giá thị trường giao ngay là $7.000, BitMEX lấy giá tổng hợp từ Bitstamp và GDAX (Coinbase Pro), dù họ đã từng lấy giá từ Poloniex trong quá khứ. Họ ngừng cập nhật giá từ Poloniex vì có những cá voi có thể đạp giá trên Poloniex và làm cháy hàng loạt lệnh Long trên BitMEX. Việc chuyển sang lấy giá từ nhiều sàn giúp BitMEX chống lại thao túng thị trường.
Bây giờ ví dụ giá giao dịch trên BitMEX cao hơn 3% so với giá thị trường giao ngay, vậy là giá đang khoảng $7.212.
Giả sử bạn đang muốn lướt sóng và muốn lời 5% khi kỳ vọng giá sẽ đi lên. Bạn đã theo dõi BTC cả ngày và chắc chắn nó sẽ đi lên. Nhưng mà giá trên BitMEX không đi đúng với thị trường, vì vậy khi bạn mua Long là bạn đã mua giá cao hơn 3% so với thị trường giao ngay.
Vậy thì sao? Để kiếm lời được 5% thì giá buộc phải tăng 7% vì bạn đã phải mua giá phụ trội cao hơn 3% và đã làm sai lệch điểm hòa vốn.
Chỉ một số ít trader bán chuyên mà tôi gặp hiểu được chuyện này.
Mặt khác, giá BitMEX cũng có thể hỗ trợ cho bạn.
Cũng dùng ví dụ ở phía trên. Giá thị trường giao ngay là $7.000 và giá trên BitMEX là $7.212. Bạn nghĩ phe bò sẽ thua cuộc và tiến hành Short. Lúc này bạn mua được giá tốt hơn và bạn đã có lời ngay khi click vào nút Sell/Short. Ngay khi giá bắt đầu rớt xuống, để lời 5% bạn chỉ cần giá dịch chuyển 3% thay vì 7%.
Nói cách khác, làm một người đi ngược xu hướng sẽ có lợi trên BitMEX và cả trong cuộc sống.
Dù gì đi nữa, bạn sẽ phải luôn chú ý vào sự chênh lệch giá nói trên vì nó thực sự ảnh hưởng lớn đến việc bạn sẽ kiếm được bao nhiêu. Đôi khi, với altcoin, giá BitMEX chênh lệch tới mức bạn không thể kiếm nổi lợi nhuận nên thà không vào lệnh cho dù đã bắt được tín hiệu lên/xuống rất mạnh.
Tất cả chỉ có vậy, trader crypto ơi! BitMEX không dành cho người yếu tim.
Nếu bạn không phải là một trader kinh nghiệm chắc chắn bạn sẽ bị ăn hành bởi sàn giao dịch vừa hoang dã vừa tuyệt vời này. Tôi đã thấy chuyện này xảy ra hàng ngày với những trader non tay, cũng như những người mà tôi biết và rất quý họ.
Nhưng hoàn toàn có thể chiến thắng BitMEX nếu bạn cẩn trọng, có phương pháp và khéo léo.
Bạn cần phải tính toán đòn bẩy và tình huống thanh lý. Bạn cũng cần có chiến lược quản lý rủi ro tốt.
Tóm lại, bạn cần biết mình cần và phải làm gì để thành công.
Đây có lẽ là sàn giao dịch sáng tạo nhất trên thế giới.
Các sàn giao dịch thời nay sắp đặt đủ loại rủi ro trên thị trường, và họ lấy toàn bộ lợi nhuận từ đó.
Rủi ro vẫn còn đó, nhưng mà lợi nhuận lại chậm chạp và ít ỏi. Bạn có thể để số tiền tích lũy vào một quỹ tiết kiệm, và nhận lợi nhuận chậm mà chắc 5 – 6% mỗi năm, chỉ để vừa đủ tránh lạm phát. Nhưng khi cuộc khủng hoảng khổng lồ diễn ra và mọi thứ chỉ mất một đêm để sụp đổ như đã từng diễn ra vào năm 2008, mọi khoản lợi nhuận chậm mà chắc đó cuốn theo chiều gió.
Nếu bạn không được sống trong thời đại đánh cược tương lai trên sàn vào những năm 80, thì bây giờ bạn đã có cơ hội sống lại giấc mơ liều ăn nhiều ấy rồi!
Happy Trading!
Theo Medium/TraderViet
Biên tập lại bởi CafeBitcoin
Xem thêm:
- Viện nghiên cứu BitMEX: Liệu Satoshi có giữ 1 triệu Bitcoin hay không?
- Hết bơm Bitcoin, BitMEX lại đi thuê nguyên văn phòng đắt nhất thế giới mặc cáo buộc lừa đảo
The post Khám phá BitMEX: Thiên đường và địa ngục và hành trình của một trader tiền điện tử “bậc thầy” appeared first on Cafebitcoin.info.