Investing.com - Dưới đây là 5 điều cần biết về thị trường vào ngày thứ Hai, 19/11.
1. Chứng khoán Mỹ hướng đến phiên giảm điểm
Chứng khoán tương lai Mỹ có phiên giảm điểm khi nhà đầu tư đang xem xét căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Thị trường đóng cửa ngày thứ Năm do nghỉ lễ và chỉ mở cửa nửa ngày thứ Sáu.
Tâm lý thị trường còn thận trọng khi căng thẳng phát sinh giữa Phó Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc tại hội nghị APEC hôm cuối tuần.
Lúc 5:35AM ET (1035GMT), Dow tương lai giảm 55 điểm, khoảng 0.2%. S&P500 tương lai giảm 5 điểm, khoảng 0.2% trong khi Nasdaq 100 tương lai giảm 6 điểm, khoảng 0.1%
Về báo cáo tài chính, L Brands, Urban Outfitters, Intuit, Pure Storage và Agilent Technologies sẽ là những cái tên báo cáo trong tuần.
Chứng khoán Châu Âu tăng điểm
Trước đó, chứng khoán châu Á tăng điểm.
2. Apple giảm sản lượng IPhone
Apple đã cắt giảm sản lượng Iphone trong những tuần gần đây cho cả 3 mẫu mới đưa ra thị trường hồi tháng 9, Wall Street Journal đưa tin, dẫn các nguồn.
Nhu cầu thấp hơn dự báo của các mẫu Iphone và quyết định của Apple về việc đưa ra nhiều mẫu đã là khó cho công ty dự đoán số lượng các phần và số lượng máy mà nó cần, theo các báo cáo.
Apple cũng đã làm sốc thị trường vài tuần trước khi đưa ra con số bán hàng dự kiến thấp hơn kì vọng cho quý Noel, làm một số nhà cung cấp phải cảnh báo về việc doanh thu bán Iphone thấp.
Cổ phiếu của công ty giảm hơn 5% tuần trước, giảm tiếp 1% trong phiên tiền giao dịch, còn 191.55USD.
3. Quan điểm nới lỏng của FED tác động đến đồng Đôla
Đôla giảm so với rổ tiền tệ, giảm thêm so với ngày thứ Sáu với sự chưa chắc chắn về bước tăng lãi suất của FED.
USD index, chỉ số đo lường sức mạnh đồng Đôla so với rổ tiền tệ, giảm 0.15% còn 96.21, mức thấp nhất kể từ ngày 8/11.
Đôla giảm sau khi có những bình luận mang tính nới lỏng của Phó chủ tịch FED, Richard Clarida vào thứ Sáu, ông nói rằng ông nhận thấy có những điều hiển nhiên rằng tăng trưởng thế giới đang chậm lại.
Clarida cũng lưu ý rằng lãi suất Mỹ hiện đang gần mức trung lập, và việc ở mức trung lập là "có ý nghĩa".
Chủ tịch FED Dallas, Robert Kaplan, cũng nói hôm thứ Sáu rằng ông đang nhận thấy tăng trưởng của Châu Âu và Trung Quốc đang chậm lại.
Bình luận được xem như là dấu hiệu FED có thể dừng việc tăng lãi suất sớm hơn dự báo.
Chủ tịch FED New York, John Williams cũng sẽ có bài phát biểu vào cuối ngày thứ Hai và các nhà đầu tư sẽ chờ đợi xem quan điểm có giống đồng nghiệp của ông không.
Các nhà hoạch định chính sách kì vọng lãi suất sẽ tăng vào tháng tới, và đây sẽ là lần thứ 4 FED nâng lãi suất và có kế hoạch tăng thêm 3 lần trong năm 2019.
Với trái phiếu, giá trái phiếu Mỹ giảm, đẩy lợi suất tăng với lợi suất trái phiếu 10 năm tăng lên 3.09%.
4. Lo lắng về Brexit vẫn còn
Lo lắng về Brexit vẫn còn trên thị trường.
Thủ tướng Anh sẽ phải tìm sự ủng hộ từ lãnh đạo giới kinh doanh với thỏa thuận brexit của bà vào thứ Hai với sự phản đối từ ngay chính nội bộ đảng cầm quyền của bà.
Bà May sẽ bảo vệ kế hoạch của mình, điều này đã gây ra một sự phản đối của các bộ trưởng cấp cao tuần trước, trong một bài phát biểu tại hội nghị thường niên của nhóm vận động hành lang CBI, nói rằng Anh sẽ bắt đầu một tuần căng thẳng của các cuộc đàm phán Brexit trong việc cụ thể hóa mối quan hệ với EU.
Bà May nói: "Chúng ta có một tuần bận rộn với những cuộc đàm phán với cuộc họp đặc biệt với Hội đồng Châu Âu vào chủ nhật.
EU sẽ họp cấp cao để bàn thảo về thỏa thuận vào ngày 25/11.
Đồng Bảng tăng 0.2% lên 1.2860 so với đồng Đôl
a và tăng 0.2% so với đồng Euro lên 0.8882.
5. Dầu tăng giá với hi vọng cắt giảm sản lượng của OPEC
Giá dầu tăng khoảng 1% với kì vọng rằng OPEC sẽ giảm sản lượng vào tháng tới để đẩy giá lên.
Dầu thô WTI tương lai tăng 0.51USD, khoảng 0.9% lên 56.97USD/thùng. Dầu Brent tương lai tăng 0.21USD, khoảng 0.3%, lên 66.97USD/thùng.
Các quan chức OPEC đã làm cho thị trường tin tưởng rằng họ sẽ giảm sản lượng trong năm 2019. Saudi Aranba, người lãnh đạo thực sự của OPEC, muốn rằng nhóm sẽ giảm khoảng 1.4 triệu thùng/ngày, theo các báo cáo vào tuần trước.
Dù vậy, tâm lý thị trường vẫn thấp với dấu hiệu sản lượng dầu của Mỹ tăng. Giá dầu thế giới đã mất gần một phần tư giá trị kể từ đầu tháng 10, sự sụt giảm lớn nhất trong năm 2014, với nguồn cung tăng mạnh và nhu cầu giảm làm giảm tâm lý nhà đầu tư.