Vietstock - Ngân hàng Nhà nước can thiệp, tỷ giá USD/VND "hạ nhiệt"
Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh giá bán USD cho các thành viên tham gia thị trường, tỷ giá USD/VND đã có sự điều chỉnh đi xuống và bám sát mốc 23.000 đồng/1 USD.
Chiều qua 3/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức có động thái can thiệp vào tỷ giá VND/USD sau khi phát đi thông điệp một ngày trước đó.
Theo đó, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước giảm rất mạnh giá bán ra USD trên biểu tham khảo cho các thành viên tham gia thị trường.
Cụ thể, mức giá bán ra USD của Sở ngày 3/7 chỉ ở mức 23.050 VND, giảm tới 244 VND so với giá bán niêm yết hôm qua.
Đáng chú ý, mức giá trên thấp hơn trần biên độ tới 264 VND. Trong khoảng hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước cũng liên tục duy trì thông điệp áp giá bán thấp hơn trần, thấp hơn từ 20 - 50 VND tùy giai đoạn.
Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh giá bán USD cho các thành viên tham gia thị trường, tỷ giá USD/VND đã có sự điều chỉnh đi xuống và bám sát mốc 23.000 đồng/1 USD.
|
Với sự điều chỉnh này, các thành viên tham gia thị trường có nhu cầu mua USD hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các quy định sẽ được mua với giá rẻ hơn đáng kể.
Sau can thiệp của NHNN, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại đã hạ nhiệt về dưới 23.100 đồng, thay vì mức cao nhất là 23.120 đồng ghi nhận trong buổi chiều 2/7 và sáng 3/7.
Đến sáng nay 4/7, giá USD tại một số ngân hàng lớn như: Vietcombank, BIDV... cùng giao dịch ở mức 23.000 đồng (mua vào) - 23.070 đồng/USD (bán ra)... Các mức giá này giảm mỗi chiều 70 đồng và 25 đồng so với hôm qua, sau khi mức cao nhất từng lên tới 23.120 VND trong ngày trước đó.
Trước diễn biến tăng nóng bất thường của tỷ giá USD/VND, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, trong nửa đầu năm nay đã mua vào 11 tỷ USD và dự trữ ngoại hối quốc gia đã tăng lên 63,5 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước có đủ các công cụ, nguồn lực để can thiệp giữ ổn định tỷ giá và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Và theo đó, biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô chính là bán ngoại tệ với tỷ giá thấp hơn tỷ giá bán niêm yết hiện nay.
Theo kết quả một khảo sát toàn cầu được thực hiện với 200 giám đốc tài chính và gần 300 chuyên viên quản lý nguồn vốn, một bộ phận lớn các Giám đốc Tài chính (CFO) của các công ty lớn cho rằng công ty của họ phải đối mặt với lợi nhuận giảm trong hai năm vừa qua do ảnh hưởng từ các rủi ro có thể tránh được liên quan phòng ngừa và kiểm soát rủi ro khi tỉ giá biến động. Cuộc khảo sát do HSBC và FT Remark thực hiện cho thấy hơn một nửa các CFO tin rằng rủi ro biến động tỉ giá là loại rủi ro mà doanh nghiệp của họ ít có sự chuẩn bị để đối phó nhất. Những quan ngại này phản ánh mức độ biến động ngày càng tăng của các loại tiền tệ trong bối cảnh triển vọng về địa chính trị và kinh tế vĩ mô thiếu ổn định. Môi trường lãi suất thay đổi tại nhiều quốc gia cũng tác động lên lợi nhuận của doanh nghiệp với 60% các CFO cho rằng công ty của họ bị ảnh hưởng, và 70% các CFO tại châu Mỹ cho rằng công ty của họ bị ảnh hưởng khi lãi suất tăng. Tuy nhiên, gần một nửa các CFO cho biết rủi ro lãi suất là loại rủi ro họ có thể kiểm soát tốt. “Khảo sát này cho thấy việc các doanh nghiệp có sẵn một cơ cấu kiểm soát rủi ro hiệu quả là hết sức quan trọng khi mà việc thiếu chuẩn bị có thể mang lại các rủi ro về tài chính, đặc biệt trong bối cảnh sự bất ổn ngày càng tăng trên thế giới,” Frederic Boillereau, Giám đốc Toàn cầu Khối Kinh doanh Ngoại hối và Hàng hóa kiêm Giám đốc Toàn cầu Khối các dịch vụ ngoại hối và quan hệ khách hàng tại HSBC cho biết. |
An Hạ