Veem, một nền tảng thanh toán xuyên biên giới sử dụng Bitcoin để chuyển tiền giữa các doanh nghiệp mà không cần ngân hàng, đã huy động được 25 triệu USD trong một vòng gọi vốn mà Goldman Sachs (NYSE:GS) dẫn đầu, theo báo cáo từ Forbes.
Dịch vụ không yêu cầu đối tác nắm giữ trực tiếp Bitcoin này đã tăng gấp bốn lần doanh thu của nó trong năm qua. Tham gia vòng tài trợ là GV (trước đây gọi là Google (NASDAQ:GOOGL) Ventures), Kleiner Perkins, Pantera Capital, Silicon Valley Bank và Trend Forward Capital.
Được thành lập bởi Marwan Forzely, người đã từng phát triển và bán một dịch vụ cho Western Union nhằm cho phép nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền kết nối trực tiếp với tài khoản ngân hàng của khách hàng, Veem sử dụng một thuật toán có thể tự động định tuyến giao dịch giữa các mạng lưới thanh toán một cách hiệu quả nhất.
Quá trình giới thiệu sẽ triển khai các mức tự động hóa tăng dần, bao gồm cả việc tích hợp tuân thủ KYC/AML.
Dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng Dịch vụ có trụ sở tại San Francisco đã chứng minh tính hiệu quả khi chuyển người nhận thanh toán Veem thành người dùng Veem, một tính năng đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Dịch vụ này đã mở rộng từ chỉ 90 khách hàng vào thời điểm thành lập tháng 05/2015 lên đến hơn 80.000 khách hàng.
Forzely cho biết vòng tài trợ mới thừa nhận những cơ hội và nhu cầu thật sự của khách hàng mà dịch vụ đang giải quyết.
Khoản đầu tư mới này theo sau một vòng gọi vốn Series B trị giá 24 triệu USD vào tháng 03/2017, đưa tổng số tiền lên 69,3 triệu USD. Goldman Sachs, nhà đầu tư chính, đã tham gia vào vòng tài trợ mới thông qua Tập đoàn Đầu tư Chiến lược Principal Strategic Investment Group của nó hoạt động trong ngành công nghiệp Blockchain.
Rana Yareed, một giám đốc điều hành của Goldman Sachs, sẽ trở thành một người giám sát không có quyền bầu cử đối với Veem.
Đường cong tăng trưởng dốc đứng Goldman Sachs, cũng từng đầu tư vào startup tiền điện tử Circle đã dẫn đầu một vòng đầu tư trị giá 25 triệu đô la với Veem. Doanh thu của Veem đã tăng gấp bốn lần trong năm qua, Forzely cho biết, mặc dù từ chối đưa ra giá trị cụ thể. Ông cũng cho biết một phần lớn doanh thu cũng đến từ việc tích hợp với các dịch vụ kế toán trực tuyến như Netsuite, QuickBooks và Xero.
Principal Strategic Investment Group đang tìm cách đầu tư vào các công ty Blockchain có thể thúc đẩy dịch vụ cho khách hàng của mình. Nó đã đầu tư vào Digital Asset Holdings, Circle, và Axoni.
GV, vốn đã đầu tư vào Storj, LedgerX, và Basis, tin rằng Veem có thể trở thành công ty startup Bitcoin đầu tiên “lên sàn”, theo Karim Faris, một đối tác chung của GV, người cũng có mặt trong ban giám đốc của Veem.
Faris cho biết GV không phải là nhà đầu tư chiến lược nhưng xem Veem như một cách để xây dựng một công ty độc lập và mang lại lợi nhuận tài chính hoặc dẫn đến một đợt IPO.
Người tiên phong trong lĩnh vực thanh toán Giám đốc điều hành Veem Marwan Forzely Forzely trước đây đã thành lập một công ty startup thanh toán trực tuyến có tên eBillme, mà Western Union đã mua vào tháng 10/2011 với số tiền không được tiết lộ. Forzely sau đó gia nhập Western Union với tư cách là tổng giám đốc các quan hệ đối tác chiến lược.
Đã có 470.000 ngân hàng giao dịch sử dụng nền tảng thông báo ngân hàng SWIFT theo một báo cáo năm 2017 từ Hội đồng Ổn định Tài chính (FSB). Con số này đã giảm 8% kể từ năm 2011, có thể là do các vụ sáp nhập ngân hàng, do các đối thủ cạnh tranh của SWIFT hoặc do giấy phép bị mất.
Tuy nhiên, SWIFT đã trải qua một sự tăng trưởng trong tổng số giao dịch. Các công ty startup như Veem và BitPesa tại Nairobi đã thay thế những người trung gian này bằng cách sử dụng tiền điện tử và các giải pháp thay thế khác.
Xem thêm:
- Blockchain là Fintech nhưng Fintech không phải là blockchain!
- “Hãy rõ ràng: Ripple khác với XRP!” – CEO Ripple cứng rắn bảo vệ XRP tại hội nghị Fintech
Cảm ơn độc giả đã đón đọc!
- Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
- Tham gia Chatbox Cafebitcoin tại https://t.me/cafebitcoinvn1
The post Startup Fintech được “chống lưng” bởi Goldman Sachs sử dụng Bitcoin cho thanh toán xuyên biên giới appeared first on Cafebitcoin.info.