Ưu Đãi Cyber Monday: Giảm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

“Cơn bão” CMCN 4.0 chưa chạm đến ngành dệt may Việt Nam

Ngày đăng 18:05 18/09/2017
“Cơn bão” CMCN 4.0 chưa chạm đến ngành dệt may Việt Nam

Vietstock - “Cơn bão” CMCN 4.0 chưa chạm đến ngành dệt may Việt Nam

Cho tới nay, các doanh nghiệp trong ngành may vẫn chưa thực sự thấy được những tác động rõ nét của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) nhưng theo phân tích của các chuyên gia, ngành này sẽ bị tác động tiêu cực nếu không chuẩn bị từ bây giờ.

Chưa thấy tác động lớn

Dọc quốc lộ 5 từ ngã tư Quán Gỏi tới Thành phố Hải Dương, đập vào mắt người đi đường là những tấm bảng tuyển dụng lao động dệt may với số lượng lớn. Những công ty dệt may đưa ra mức lương từ 5-9 triệu đồng/tháng và không đòi hỏi quá cao về trình độ tay nghề. Điều này dường như trái ngược với những gì mà các chuyên gia đang nói về cuộc CMCN 4.0 với hàm ý máy móc đang dần thay thế lao động phổ thông.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Tổng công ty May Hưng Yên, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết dù cuộc CMCN 4.0 đã được nói tới nhiều năm nay nhưng ông vẫn chưa thấy có sự tác động thực sự lớn nào đối với doanh nghiệp của ông cũng như các doanh nghiệp trong hiệp hội, có chăng chỉ tác động tới những doanh nghiệp quanh năm suốt tháng làm một sản phẩm như chỉ làm áo sơ mi, quần âu...

“Máy móc chỉ thay đổi được một số công đoạn lặp đi lặp lại trong ngành dệt may, còn đối với ngành thời trang, không ai muốn mặc giống ai, mỗi đơn hàng mỗi kiểu dáng khác nhau thì sẽ rất khó có thể chỉ làm bằng máy móc”, ông Dương nói.

Theo tính toán của ông Dương, nhu cầu may mặc ngày càng tăng khi mức sống tăng lên. Với thu nhập thấp, người Việt Nam tiêu thụ bình quân khoảng 7-8 sản phẩm/năm nhưng người Mỹ, thu nhập của họ cao, họ tiêu thụ mỗi năm tới 120 sản phẩm may mặc với nữ và 90 sản phẩm may mặc với nam.

Như vậy, chỉ cần mỗi năm ngành may mặc tăng trưởng khoảng 10% thì số lao động bị thay thế bằng máy móc sẽ không thấm tháp gì so với nhu cầu tuyển dụng lao động tăng lên.

Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dự kiến xuất khẩu các sản phẩm dệt may có thể cán mức 50 tỉ đô la Mỹ vào năm 2025, tức tăng gần gấp 2 lần so với hiện nay. Toàn ngành dệt may hiện đang sử dụng khoảng 3 triệu lao động thì có hay không có cuộc CMCN 4.0, số lao động trong ngành dệt may ít nhất cũng phải tăng lên khoảng 50%, tức là đạt 4,5 triệu lao động.

“Do đó, tôi không nghĩ rằng cuộc CMCN 4.0 sẽ khiến lao động dệt may thất nghiệp mà nhu cầu tuyển dụng lao động dệt may sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới”, ông Dương nhận định.

Lập luận của ông Dương có vẻ có lý khi dệt may thuộc lĩnh vực thời trang nên mẫu mã thay đổi, khả năng thay thế bằng máy móc sẽ khó hơn so với các sản phẩm đầu nguồn của ngành này như bông, sợi, nhuộm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông, sợi Việt Nam, đại diện cho nhóm sản xuất các sản phẩm đầu nguồn trong ngành may mặc, cho biết cuộc CMCN 4.0 vẫn chưa xảy ra nhiều trong ngành bông, sợi của ông.

Hiện nay, theo ông Sơn, cải tiến công nghệ trong lĩnh vực này mới chỉ dừng lại ở các công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường hay nâng cao công suất sản xuất mà chưa thấy có những loại máy móc nào thiết kế nhằm thay thế lao động. Hơn nữa, ngành bông, sợi có số lượng lao động ít hơn, trình độ và mức lương cao hơn khá nhiều so với ngành may nên tỷ lệ biến động và thay thế lao động diễn ra trong ngành này thấp hơn.

“Ngành bông, sợi hiện còn nhiều việc phải cải tiến, như làm thế nào để chất liệu bông, sợi tổng hợp có thể thấm hút mồ hôi hơn, chất liệu mỏng hơn nhưng lại ấm hơn vào mùa đông... Còn vấn đề máy móc thay thế lao động tôi vẫn chưa thấy trong ngành này”, ông Sơn nói.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.