Cơ quan kế hoạch trung ương của Trung Quốc đã công bố về các kế hoạch cấm đào Bitcoin và hiện đang lấy ý kiến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Các chuyên gia trong lĩnh vực tiền điện tử và khai thác coin đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc liệu động thái này sẽ ảnh hưởng đến tính bảo mật và giá của BTC như thế nào.
Trung Quốc thống trị hoạt động đào tiền điện tử Trung Quốc là nhà sản xuất Bitcoin ASIC và phần cứng khai thác tiền điện tử chuyên dụng lớn nhất thế giới. Hai công ty hàng đầu trong ngành là Bitmain Technologies và Canaan Inc., đều hoạt động chủ yếu ở nước ngoài.
Không chỉ vậy, nghiên cứu cho thấy 74% hashrate mạng lưới Bitcoin xuất phát từ các pool đào do Trung Quốc quản lý.
Để giữ an toàn, điều cần thiết là không có một bên nào kiểm soát hơn 50% hashrate của mạng lưới Bitcoin. Do đó, nghiên cứu trên cho thấy chính phủ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các pool đào này trong việc kiểm duyệt miner hoặc người dùng cụ thể, từ chối người dùng, làm suy yếu sự đồng thuận và gây mất ổn định mạng lưới.
Mặc dù vẫn chưa rõ tỷ lệ phần trăm chính xác của hashrate mạng lưới đến từ hoạt động đào Bitcoin đang diễn ra ở Trung Quốc, nhưng sự phong phú của phần cứng và nguồn điện giá rẻ ở quốc gia này cũng cho thấy rằng nó dẫn đầu trong lĩnh vực.
Cơ quan kế hoạch trung ương có kế hoạch cấm đào tiền điện tử Vào ngày 08/04, Ủy ban Phát triển và Cải cách Trung Quốc (NDRC), cơ quan đầy quyền lực đề ra các chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc và cấp phép đầu tư cho các dự án lớn, đã tuyên bố họ đang lên kế hoạch cấm khai thác Bitcoin và tiền điện tử, theo báo cáo đầu tiên của Reuters.
“Các nguyên tắc điều chỉnh ngành công nghiệp” (Guidelines for Industrial Adjustment) của Ủy ban phân loại các ngành công nghiệp mà quốc gia này muốn khuyến khích, hạn chế hoặc loại bỏ. Bộ đầu tiên của những nguyên tắc trên đã được công bố vào năm 2011.
Trong bản dự thảo nguyên tắc gần đây nhất của Ủy ban, hoạt động đào Bitcoin và tiền điện tử đã được thêm vào danh sách các hoạt động dự kiến sẽ bị loại bỏ:
“Các hoạt động “đào” tiền ảo (quá trình sản xuất ra loại tiền ảo như Bitcoin),” một phần trong bản dịch của tài liệu đã nêu.Các hoạt động được lên kế hoạch để loại bỏ chủ yếu là các sản phẩm, công nghệ và quy trình “lạc hậu”. Ủy ban khẳng định các ngành công nghiệp này có xu hướng vi phạm luật pháp và quy định của địa phương, có điều kiện làm việc không an toàn, lãng phí tài nguyên hoặc gây ô nhiễm môi trường. Do đó, có vẻ như cơ quan cho rằng việc khai thác Bitcoin “đáp ứng” một hoặc nhiều tiêu chí trên.
Tác động đến các nhà sản xuất Bitcoin ASIC Trang tin CryptoSlate đã tiếp cận với một nhà sản xuất Bitcoin ASIC lớn. Theo một nguồn tin làm việc tại công ty, lệnh cấm sẽ chỉ hạn chế hoạt động đào tiền điện tử vật lý chứ không phải là việc sản xuất phần cứng chuyên dụng.
Tuy nhiên, nguồn tin cho biết lệnh cấm sẽ trở thành thảm họa đối với việc kinh doanh của công ty vì nó sẽ gây ra sự sụt giảm đáng kể số lượng khách hàng có thể mua sản phẩm của họ. Nếu kịch bản này xảy ra, các nhà sản xuất ASIC có thể cần phải xoay vòng sang các ngách như AI và phần cứng học máy.
Nhân viên này cũng tuyên bố rằng lĩnh vực đào coin bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng đến niềm tin ngắn hạn vào BTC, ngụ ý rằng giá của nó sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tác động đến giá BTC Ngược lại, Mati Greenspan, nhà phân tích thị trường cao cấp tại eToro, cho rằng lệnh cấm có nhiều khả năng sẽ làm tăng giá Bitcoin:
If this ban does end up happening its more likely to push BTC prices up than down.The loss of cheap Chinese electricity would raise the mining cost, which is net positive on price.
It would also serve to kill the FUD that Bitcoin mining is centralized.https://t.co/OhVh8fUaXv
— Mati Greenspan (@MatiGreenspan) April 9, 2019
Nếu lệnh cấm này cuối cùng không xảy ra, nhiều khả năng sẽ đẩy giá BTC tăng hơn là giảm.Một giả thuyết được bàn tán nhiều là liệu Bitcoin (và sự đồng thuận proof-of-work nói chung) có dễ bị tấn công trước sự can thiệp của Trung Quốc. Nếu việc đào coin tập trung ở Trung Quốc, thì khi ấy việc hủy bỏ hoạt động đào tiền điện tử tại quốc gia này có thể hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc can thiệp vào Bitcoin, tăng cường tính bảo mật và phân cấp mạng lưới hơn nữa. Do đó, sự phát triển có thể làm tăng niềm tin vào Bitcoin.Việc mất nguồn điện giá rẻ của Trung Quốc sẽ làm tăng chi phí khai thác, điều này tích cực đối với giá.
Nó cũng sẽ đóng vai trò giết chết FUD cho rằng hoạt động đào Bitcoin mang tính tập quyền.
Một số liệu khác mà Greenspan ám chỉ là chi phí đào trên mỗi coin, một số liệu có tương quan cao với giá BTC. Giả thuyết diễn ra như sau:
Khi các miner bị dịch chuyển khỏi Trung Quốc, thì hoạt động khai thác sẽ chuyển sang các khu vực địa lý khác có chi phí cao hơn và do đó làm tăng chi phí đào trên mỗi coin, giả sử hashrate vẫn như cũ.
Tuy nhiên, điều đó có thể xảy ra khi các miner bị trục xuất và toàn bộ hashrate mạng lưới giảm, giữ cho chi phí đào cố định trong khi giảm chi phí cần thiết để thực hiện tấn công 51%. Hơn nữa, nó cũng gây tranh cãi về việc chi phí đào sẽ theo sau hay dẫn đường cho giá bitcoin, có nghĩa là nó có thể có ít tác động đến giá mặc dù có mối tương quan.
Vẫn cần phải nhắc lại, dự thảo hiện đang lấy ý kiến và không phải là luật cuối cùng ở Trung Quốc. Song, theo tài liệu, một khi được ban hành thì hoạt động đào Bitcoin sẽ bị loại bỏ ngay lập tức. Công chúng Trung Quốc có thể đưa ra ý kiến đến từ giờ đến ngày 07/05.
Xem thêm
- Alibaba (NYSE:BABA), Yahoo (NASDAQ:AABA), Tencent nằm trong số những công ty blockchain đầu tiên được chấp thuận tại Trung Quốc
- Bitmain chuẩn bị lắp đặt 200.000 máy đào tại Trung Quốc trong mùa hè này
- Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
- Tham gia Chatbox Cafebitcoin tại https://t.me/cafebitcoininfo
The post Lệnh cấm đào Bitcoin ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến giá và tính bảo mật của BTC như thế nào? appeared first on Cafebitcoin.info.