Ưu đãi Black Friday! Tiết kiệm khủng với InvestingProGiảm tới 60%

Taxi công nghệ, chỗ quản chỗ buông

Ngày đăng 17:49 11/12/2018
Taxi công nghệ, chỗ quản chỗ buông

Vietstock - Taxi công nghệ, chỗ quản chỗ buông

Trong khi cuộc tranh luận định danh mô hình hoạt động của Grab còn chưa đi đến hồi kết, một loạt ứng dụng gọi xe tương tự đã đua nhau nở rộ mà không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan nào.

FastGo đã hoạt động được nửa năm nhưng vẫn nằm ngoài vòng quản lý của Bộ GTVT - Ảnh chụp màn hình

Rầm rộ hoạt động dù chưa đăng ký

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời Sở GTVT Đà Nẵng đối với đề nghị hướng dẫn liên quan đến ứng dụng gọi xe FastGo.

Theo đó, Bộ GTVT cho biết tính đến thời điểm này, Bộ vẫn chưa nhận được đề xuất của Công ty cổ phần FastGo Việt Nam, đồng thời khẳng định phần mềm gọi xe FastGo không thuộc đối tượng tham gia thí điểm theo Quyết định số 24 của Bộ GTVT về kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.

Vì vậy, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT Đà Nẵng lưu ý công ty FastGo không thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng trên địa bàn. Bên cạnh đó, FastGo không được làm việc trực tiếp với lái xe taxi để cung cấp dịch vụ trên khi chưa được sự đồng ý của đơn vị kinh doanh vận tải và sự phối hợp của Sở GTVT Đà Nẵng.

Đáng nói, dù chưa đăng ký tham gia thí điểm với Bộ GTVT nhưng FastGo đã hoạt động rầm rộ tại hai thành phố lớn nhất nước là TP.HCM (từ ngày 10.8) và Hà Nội (từ ngày 12.6).

Không chỉ đơn thuần cung cấp ứng dựng cho taxi (như mô hình GrabTaxi), FastGo còn kết nối hành khách với xe cá nhân nhàn rỗi, giống GrabCar. Do đó phần mềm này chắc chắn phải đăng ký thí điểm theo đề án 24 của Bộ GTVT

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại luật gia Việt Nam

Chỉ sau nửa năm ra mắt, FastGo Việt Nam tự tin thông báo họ đã ước tính chiếm khoảng 15-20% thị phần, kết nối khoảng 40.000 tài xế trên toàn quốc. Không những thế, ứng dụng gọi xe này còn tiến hành vòng gọi vốn 50 triệu USD nhằm mở ra các thị trường Đông Nam Á như Indonesia và Myanmar. 

Một cán bộ thuộc Bộ GTVT cho biết, không chỉ riêng FastGo, rất nhiều ứng dụng gọi xe như Aber, VATO... dù đã tiến hành hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa đăng ký tham gia đề án thí điểm 24 của Bộ.

Rủi ro ai chịu?

Trên trang web chính thức, FastGo tự giới thiệu là công ty công nghệ cung cấp ứng dụng dịch vụ cho phép kết nối khách hàng và xe taxi, xe tư nhân trên nền tảng điện thoại và thiết bị di động thông minh.

Trong đó, về quy định hợp đồng với người dùng, cách sử dụng dịch vụ, ứng dụng, điều kiện tham gia trở thành đối tác lái xe... hầu như không có gì khác với Grab hiện nay.

Thế nhưng cũng chính "người bạn đồng môn" này mới đây đã gửi công văn đến tòa án TP.HCM liên quan vụ kiện giữa Vinasun và Grab, "tố" Grab không phải mô hình công ty công nghệ thuần túy, cũng không phải hoàn toàn mang tính chất môi giới kinh doanh như các ứng dụng gọi xe khác, đồng thời đề xuất cơ quan quản lý có quy định quản lý phù hợp.

 

Nhiều ứng dụng gọi xe ra đời mà không chịu sự quản lý của cơ quan nào - Ngọc Dương

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại luật gia Việt Nam đánh giá đây là chiêu tiếp thị, quảng bá hình ảnh thông minh của FastGo nhưng doanh nghiệp này không lường trước được rằng chính việc gây chú ý kiểu "đốt đền", đổ thêm dầu vào lửa này đã khiến mọi người chú ý và phát hiện bản thân FastGo hiện không ai quản lý.

Chưa nói đến thuế, bảo hiểm xã hội, các vấn đề cơ bản mà người dân quan tâm là chất lượng xe, sức khỏe và lý lịch tư pháp của tài xế đều không có ai quản. Vậy nếu rủi ro xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

TS kinh tế Lương Hoài Nam

Theo ông Hậu, nếu đơn vị này tự nhận là đơn vị cung cấp phần mềm công nghệ kết nối khách hàng và xe taxi, xe tư nhân thì về bản chất mô hình này không khác gì Grab, Uber. Không chỉ đơn thuần cung cấp ứng dựng cho taxi (như mô hình GrabTaxi), FastGo còn kết nối hành khách với xe cá nhân nhàn rỗi, giống GrabCar. Do đó phần mềm này chắc chắn phải đăng ký thí điểm theo đề án 24 của Bộ GTVT.

"Bộ GTVT cần nhanh chóng giám sát, thanh kiểm tra xem cụ thể mô hình của FastGo là gì. Bộ GTVT cũng cần nhanh chóng ban hành Nghị định 86. Việc quá chậm trễ đưa ra khung pháp lý chính là nguyên nhân gây ra lỗ hổng lớn, sự lúng túng trong việc quản lý các mô hình mới như thế này" - ông Hậu đề xuất.

Đồng tình, TS kinh tế Lương Hoài Nam nhận định FastGo, Grab, Aber hay các ứng dụng gọi xe khác về bản chất hoàn toàn giống nhau. Sự liên kết giữa họ với các lái xe đều hình thành dịch vụ vận tải và phải được quản lý giống nhau, cụ thể là theo đề án thí điểm 24 của Bộ GTVT.

"Hàng ngàn cuốc xe, dịch vụ vận chuyển, vận tải thông qua các ứng dụng này đang được diễn ra hằng ngày nhưng không ai quản lý. Chưa nói đến thuế, bảo hiểm xã hội, các vấn đề cơ bản mà người dân quan tâm là chất lượng xe, sức khỏe và lý lịch tư pháp của tài xế đều không có ai quản. Vậy nếu rủi ro xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?" - ông Nam đặt vấn đề.

Hà Mai

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.