🤑 Còn ưu đãi nào hời hơn thế. Hãy nhanh tay nhận ngay ưu đãi GIẢM 60% ngày Thứ Sáu Đen trước khi hết hạn….NHẬN ƯU ĐÃI

Cuộc đổ bộ của các ngân hàng Hàn Quốc vào Việt Nam

Ngày đăng 20:30 26/11/2018
Cuộc đổ bộ của các ngân hàng Hàn Quốc vào Việt Nam
CTG
-

Vietstock - Cuộc đổ bộ của các ngân hàng Hàn Quốc vào Việt Nam

Các ngân hàng Hàn Quốc đang tăng cường mức độ hiện diện của họ tại Việt Nam, đặt niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng và dự định nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài của đất nước này.

KEB Hana Bank – ngân hàng lớn thứ hai tại Hàn Quốc xét về tổng tài sản – đang trong quá trình đàm phán với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để mua lại 17.65% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một nguồn tin cho biết. Tổng giá trị thương vụ này được cho là lên tới 30 tỷ Won (tương ứng 26.6 triệu USD).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện đang sở hữu 95.285 cổ phần tại BIDV.

Hồi tháng 1/2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã mời KEB Hana tham gia vào quá trình cải cách lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam.

“Chính phủ Việt Nam xem năm 2018 là một năm để đẩy mạnh cải cách ngân hàng, tạo cơ hội cho các định chế tài chính như KEB Hana để đầu tư vào lĩnh vực tài chính”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói với Chủ tịch của Hana Financial Group, Kim Jung-tai, tại cuộc họp ở Hà Nội.

KEB Hana, là một phần thuộc Hana Financial Group, từ chối bình luận về vấn đề trên.

Cuộc trao đổi trên diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng Hàn Quốc đã có mức độ hiện diện đáng kể ở Việt Nam. Shinhan Bank – một đơn vị ngân hàng thương mại trực thuộc Shinhan Financial Group có trụ sở ở Seoul – gần đây đã vượt mặt HSBC để trở thành ngân hàng nước ngoài số 1 tại Việt Nam với 3.3 tỷ USD tài sản và 900,000 khách hàng.

Vụ thâu tóm đơn vị bán lẻ thuộc ngân hàng ANZ Việt Nam của Shinhan trong năm 2017 đã nâng cao vị thế của các ngân hàng Hàn Quốc, mang về 95,000 khách hàng thẻ tín dụng từ ANZ.

Các chuyên viên phân tích cho rằng tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam và kế hoạch nới lỏng quy định giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt các ngân hàng Hàn Quốc.

“Việt Nam là thị trường đáng mơ ước nhất trong số các quốc gia mới nổi”, Seo Young-soo, Chuyên gia phân tích tại Kiwoom Securities, nhận định. “Đất nước này có nhiều đô thị tiên tiến hơn và thị trường Việt Nam cũng có mức độ tập trung cao hơn so với Indonesia. Mô hình phát triển kinh tế dưới sự kiểm soát của Chính phủ cũng khá quen thuộc với các ngân hàng Hàn Quốc – vốn cũng tăng trưởng theo chiến lược tương tự”.

Tổng tài sản của các ngân hàng Hàn Quốc ở Việt nam tăng trưởng 18.9% trong năm 2017 lên 5.7 tỷ USD, theo Dịch vụ Giám sát Tài chính, một cơ quan điều hành có trụ sở ở Seoul. Tỷ lệ này cao hơn so với các ngân hàng nước ngoài nói chung, vốn có tổng tài sản tăng trưởng 12.9% lên 42 tỷ USD trong cùng kỳ.

Shinhan Việt Nam – một công ty con trực thuộc Shinhan Bank – chiếm 59.7% tổng tài sản này, kế đó là công ty liên kết với Woori Bank, Woori Việt Nam, với 15.5%. Industrial Bank of Korea, KEB Hana và KB Kookmin Bank chiếm phần còn lại.

Tổng lợi nhuận ròng của các ngân hàng Hàn Quốc ở Việt Nam cũng nhảy vọt 28.9% trong năm 2017 lên 61 triệu USD. Trong năm 2017, lợi nhuận từ lãi vây tăng vọt 25.6% lên 135 triệu USD.

Tuy nhiên, khi xét về khả năng sinh lời, các ngân hàng Hàn Quốc vẫn còn thua các ngân hàng châu Âu. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Roa) của Shinhan Việt Nam là 1.7% trong năm 2017, thấp hơn mức 1.9% của năm trước đó. ROA của HSBC là 2.0% trong năm 2017, giữ nguyên so với năm trước đó, theo dữ liệu từ FSS.

Khi Việt Nam dự định nới lỏng quy định về sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng nội địa, các tập đoàn tài chính từ Hàn Quốc và những nơi khác sẽ có thêm nhiều cơ hội hơn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam đang cố gắng nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài để thu hút vốn nước ngoài. Việt Nam hiện giới hạn sở hữu nước ngoài ở mức 30% tại các ngân hàng, trong đó đối với một cá nhân nước ngoài riêng lẻ được giới hạn ở mức 20%.

Chính phủ Việt Nam muốn bán Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại dương (OceanBank) – một trong ba ngân hàng được quốc hữu hóa trong năm 2015 vì những vấn đề tài chính. Ngoài ra, Việt Nam còn dự định bán 35% cổ phần tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thông qua một đợt chào bán cổ phần ra công chúng lần đầu (IPO) vào năm 2020.

Hàn Quốc không phải là quốc gia duy nhất đang tận dụng những cơ hội đó. Ngân hàng Mizuho Bank của Nhật Bản sở hữu 15% cổ phần tại Vietcombank (HM:CTG). Sumitomo Mitsui Banking Corp. giữ 15% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Còn Commonwealth Bank of Australia nắm giữ 20% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).

Các chuyên gia phân tích nhận định, các ngân hàng Hàn Quốc vẫn có lợi thế tốt hơn ở Việt Nam so với những đối thủ khác nhờ  vào các dịch vụ công nghệ.

“Các ngân hàng Hàn Quốc có ưu thế trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ. Họ cung cấp các dịch vụ ngân hàng di động thuận tiện dựa trên công nghệ cao”, ông Seo cho biết.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.