Investing.com - Dầu thô bắt đầu tuần giao dịch mới mức tăng giá vào thứ Hai, đạt mức cao nhất trong gần 4 năm khi các nhà đầu tư đặt cược nhiều hơn vào việc Hoa Kỳ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, làm tăng khả năng thắt chặt nguồn cung dầu toàn cầu.
Hợp đồng dầu thô WTI tương lai giao dịch trên thị trường New York tăng lên mức cao nhất trong ngày là 70,69 USD/thùng, vượt qua mốc 70 - lần đầu tiên kể từ năm 2014.
Mức giá này giữ ở 70,30 USD lúc 3:05 AM ET (07:50 GMT), tăng 58 cent, tương đương khoảng 0,9%.
Trong khi đó, giá dầu thô Brent tương lai, mức chuẩn cho giá dầu ngoài nước Mỹ, tăng 56 cents, tương đương 0,8% lên 75,42 USD/thùng, sau khi tăng lên mức 75,89 USD vào đầu phiên giao dịch - mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2014.
Mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Iran có thể tiếp tục là động lực tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường dầu mỏ trong tuần này.
Đến ngày 12/5, Tổng thống Donald Trump sẽ quyết định liệu Hoa Kỳ có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và áp dụng lại lệnh trừng phạt với Iran - một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới hay không.
Ông Trump vừa nhắc lại đe dọa sẽ rút khỏi thỏa thuận này, nhấn mạnh rằng trừ khi các đồng minh châu Âu thay đổi "những sai lầm nghiêm trọng" trong thỏa thuận này, ông sẽ từ chối gia hạn lệnh trừng phạt đối với Iran.
Nếu lệnh trừng phạt được áp dụng trở lại, có thể sẽ tác động đến sản lượng dự trữ dầu trên toàn cầu, do nó làm giảm sản lượng xuất khẩu dầu của Tehran.
Iran, quốc gia sản xuất dầu lớn của khu vực Trung Đông và là thành viên tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, trở lại vai trò là quốc gia xuất khẩu dầu lớn từ tháng 1 năm 2016 khi lệnh trừng phạt lên Tehran được gỡ bỏ để đổi lại chương trình hạn nhân của nước này.
Tổng thốngHassan Rouhani cho biết vào hôm Chủ nhật rằng Iran đã có kế hoạch phản ứng lại bất kỳ động thái nào của ông Trump và Hoa Kỳ sẽ phải hối hận nếu quyết định rút khỏi thỏa thuận.
Lo ngại về khủng hoảng tài chính nghiêm trọng ở Venezuela, là mối đe dọa đến nguồn cung dầu vốn đã giảm nghiêm trọng của nước này, đây là một trong những yếu tố hỗ trợ giá dầu tăng cao.
Tuy nhiên, việc gia tăng đáng kể số lượng giàn khoan dầu tìm kiếm sản phẩm mới của Mỹ là một trong những yếu tố có thể làm giảm giá dầu.
Hoa Kỳ tăng thêm 9 giàn khoan dầu trong tuần đến 4/5, đưa mức tổng số lên 834 giàn khoan, con số lớn nhất kể từ tháng Ba năm 2015, theo báo cáo của Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes của General Electric (NYSE: GE) vào thứ Sáu.
Đây là tuần thứ 5 liên tiếp số lượng dàn khoan dầu tăng, làm tăng thêm lo ngại về việc tăng nguồn cung dầu của Mỹ.
Thực tế, sản lượng dầu nội địa - chủ yếu từ khai thác dầu đá phiến, tăng lên mức cao nhất là 10,62 triệu thùng/ngày (bpd) vào tuần trước, theo Cơ quan thông tin năng lượng EIA.
Sản lượng này chỉ đứng sau mức sản lượng 11 triệu bpd của nước Nga.
Dữ liệu mới nhất về lượng dự trữ tồn kho dầu thương mại của Mỹ vào thứ Ba và thứ Tư để đánh giá nhu cầu sử dụng dầu và tốc độ tăng sản lượng đầu ra của quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới tiếp tục tăng, điều này thu hút sự chú ý của thị trường.
Ở các giao dịch năng lượng khác, hợp đồng khí đốt tương lai tăng 0,6% lên 2,127 USD/gallon, trong khi giá dầu nóng tăng 0,6% lên 2,116 USD/gallon.
Hợp đồng tương lai khí ga tự nhiên đã tăng cao hơn, ở mức 2,724 USD/đơn vị nhiệt của Anh.