Năm 2024, tiềm năng tăng trưởng cổ phiếu ngân hàng sẽ phục hồi mạnh mẽ khi môi trường kinh doanh trở lên thuận lợi hơn. Tháng 1 kết thúc cũng là lúc nhìn lại những diễn biến trên thị trường chứng khoán. Nhiều chuyên gia, nhà đầu tư đều chung nhận định "cổ phiếu ngân hàng đang dậy sóng".
SHB (HM:SHB) vừa lập kỷ lục về thanh khoản
Báo cáo triển vọng ngành 2024, Chứng khoán BIDV (HM:BID) (BSC) tiếp tục duy trì khuyến nghị khả quan với ngành ngân hàng dựa trên các luận điểm chính:
1/ Môi trường lãi suất thấp cùng triển vọng kinh tế phục hồi giúp tăng trưởng tín dụng cải thiện và NIM bật tăng nhờ chi phí vốn được tái thiết lập;
2/ Tăng cường xử lý nợ xấu trong 2023 tạo dư địa để ghi nhận lợi nhuận từ thu hồi nợ trong 2024, từ đó giúp triển vọng tăng trưởng lợi nhuận 2024 khả quan hơn, được hỗ trợ bởi mức định giá vẫn trong vùng phù hợp để tích lũy.
Kết thúc năm 2023, các mã MBB (HM:MBB), HDB (HM:HDB) và SHB là những cổ phiếu ngân hàng tăng giá cao nhất trong 1 năm vừa qua tương ứng lần lượt 33,3%; 31,9% và 29,1%. Còn theo tính toán của Chứng khoán Mirae Asset, trong nhóm VN30, thì các mã ngân hàng như CTG (HM:CTG), MBB, BID, ACB (HM:ACB), TCB (HM:TCB), SHB là những mã tăng giá cao nhất trong 1 tháng.
Tiêu điểm của nhóm ngân hàng lại từ một cái tên khá bất ngờ: SHB. SHB đã bất ngờ "xô đổ" mọi kỷ lục về thanh khoản và giá trị trong 1 phiên giao dịch. Cụ thể, ngày 31/1 vừa qua có 127 triệu cổ phiếu SHB khớp lệnh, cao nhất lịch sử, tương ứng khoảng 11,3% tổng khối lượng giao dịch trên sàn HoSE trong phiên.
>> Nhóm ngân hàng bị chốt lời, gần 130 triệu cổ phiếu SHB được sang tay
Trước đó kỷ lục của SHB đạt được phiên 10/1 với 94.3 triệu cổ phiếu khớp lện, tổng giá trị 1.154 tỷ đồng. Tính đến nay, SHB là một trong số ít cổ phiếu ghi nhận khối lượng khớp lệnh trên 100 triệu cổ phiếu trong một phiên.
Tính chung trong 2 tháng qua, thị giá cổ phiếu SHB đã tăng hơn 11%. SHB cũng là cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài săn đón, tính từ trung tuần tháng 1/2024 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 8 triệu cổ phiếu SHB.
Diễn biến giá cổ phiếu SHB trong 1 năm qua |
Trải qua năm 2023 nhiều khó khăn, chứng khoán Việt Nam dao động với biên độ 1.000-1.250 điểm. Cổ phiếu ngân hàng là dòng không thể thiếu để tạo hiệu ứng lan tỏa nhằm góp phần kéo VN-Index tăng trưởng.
Ngoài ra, so với nhiều ngành khác, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn ở vùng giá khá hấp dẫn để đầu tư do chưa tăng trưởng nhiều trong năm vừa qua.
Mặt bằng giá cổ phiếu của ngành ngân hàng được đại diện bởi chỉ số P/B đã điều chỉnh và đang được giao dịch ở vùng 1,4x, gần với mức đáy 1,3x năm 2020 và 2022. Điều này cho thấy mức định giá của ngành ngân hàng hiện tại khá hấp dẫn, mức giá rẻ so với thị trường chung. Trong đó có một số cổ phiếu có chỉ số P/B khá thấp như SHB đạt 0,85; TCB đạt 0,91; CTG đạt 1,26; MBB đạt 1,24…
Trong tuần qua, nhóm dẫn dắt là ngân hàng điều chỉnh liên tục và tín hiệu tạo đáy ngắn hạn chưa xuất hiện, nhưng nhiều nhóm vốn hóa vừa và nhỏ như bất động sản công nghiệp, cảng biển, hóa chất, chứng khoán, bán lẻ... lần lượt tạo “sóng”. Dòng tiền chưa có lý do để thoát khỏi thị trường, cơ hội giao dịch trong ngắn hạn vẫn còn.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, nhóm ngân hàng vẫn là ẩn số trong các phiên giao dịch sắp tới.
>> SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững, chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện trong năm 2023
Nhìn chung, nhịp điều chỉnh hiện tại của VN-Index vẫn được đánh giá là lành mạnh và xu hướng tăng ngắn hạn được duy trì. Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ danh mục có tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng cao vẫn là chiến lược phù hợp trong bối cảnh thị trường đang đi ngang.
Bên cạnh đó, việc kết hợp tái cấu trúc và chủ động chặn ngưỡng cắt lỗ đối với danh mục sẽ tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro, cũng như tối ưu hiệu suất đầu tư ngắn hạn. Trong góc nhìn dài hạn, những nhịp điều chỉnh sẽ tạo ra cơ hội để tích lũy các cổ phiếu mục tiêu có yếu tố cơ bản tốt và còn dư địa tăng trưởng.
>> Lý giải dòng tiền 'khủng' đang giao dịch cổ phiếu SHB từ đầu năm 2024