Ưu Đãi Cyber Monday: Giảm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 3 giảm 3.5% so với cùng kỳ năm trước

Ngày đăng 17:12 29/09/2021
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 3 giảm 3.5% so với cùng kỳ năm trước

Vietstock - Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 3 giảm 3.5% so với cùng kỳ năm trước

Sản xuất công nghiệp trong quý 3/2021 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý 3/2021 giảm 3.5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4.45% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2021 ước tính tăng 4.45% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 tăng 6.29%; quý 2 tăng 11.18%; quý 3 giảm 3.5%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6.05% (quý 1 tăng 8.9%; quý 2 tăng 13.35%; quý 3 giảm 3.24%); ngành khai khoáng giảm 7.17% do sản lượng khai thác dầu thô giảm 6% và khí đốt tự nhiên dạng khí giảm 17.6%.

Chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 28.4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 7.7%; sản xuất trang phục tăng 4.8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 4.5% sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 3.4%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 2%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 12.4%; sản xuất đồ uống giảm 4.2%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 2.2%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 1.9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 1.1%.

Chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2021so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19: Thành phố Hồ Chí Minh giảm 12.9% do sản xuất trang phục giảm 25.8%; dệt giảm 17.2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 16%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 7.8%. Bến Tre giảm 11.2% do ngành dệt giảm 25.2%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 18%; sản xuất trang phục giảm 15.3%; sản xuất xe có động cơ giảm 13%. Đồng Tháp giảm 9.9% do sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 37.7%; sản xuất trang phục giảm 1.4%; sản xuất sản chế biến thực phẩm giảm 9.6%. Cần Thơ giảm 9.8% do sản xuất trang phục giảm 33.2%; sản xuất đồ uống giảm 22.9%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 25.1%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 9.5%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 6.7%. Khánh Hòa giảm 9.5% do sản xuất trang phục giảm 17.1%; sản xuất đồ uống giảm 15.3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 19.5%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 29.7%. Trà Vinh giảm 7.3% do sản xuất phân phối điện, khi đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 7.1%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 8.8%; sản xuất thiết bị điện giảm 14.3%. Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 5.3% do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 12.5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) giảm 6%. Vĩnh Long giảm 4.5% do sản xuất đồ uống giảm 12.2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 18.3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 14.1%.

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP 9 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước tăng: Ninh Thuận tăng 32.6% do sản xuất chế biến thực phẩm tăng 13.6%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 58.5%; dệt tăng 6%. Đắk Lắk tăng 25% do sản xuất giường, tủ, bàn ghế gấp 2.3 lần; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 76.9%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 60.1%. Hải Phòng tăng 19.7% do sản xuất trang phục tăng 54.7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 15.5%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 21.7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 17.5%. Nghệ An tăng 18.3% do sản xuất trang phục tăng 43.2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 55.6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 22%. Gia Lai tăng 17.4% do sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 30%; sản xuất xe có động cơ tăng 26%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8.9%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế) tăng 2.3%. Hà Tĩnh  tăng 16.6% do sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 16.5%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 13.7%. Thanh Hóa tăng 15.3% do sản xuất chế biến thực phẩm tăng 37.7%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 22.6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 10.6%; sản xuất trang phục tăng 15.1%. Quảng Ngãi tăng 14.9% do sản xuất kim loại tăng 86.1%; dệt tăng 45.2%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 22.9%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 17.1%. Hà Nam tăng 14.4% do sản xuất chế biến thực phẩm tăng 14.7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 16.5%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 17.2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 15.8%. Bình Phước tăng 14% do sản xuất chế biến thực phẩm tăng 29.3%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 11.2%; sản xuất trang phục tăng 6.9%; dệt tăng 5.2%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 9 tháng năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện điện thoại tăng 43.6%; thép cán tăng 43.3%; ô tô tăng 18.6%; xăng dầu các loại tăng 16.1%; khí hóa lỏng LPG tăng 15.7%; sắt, thép thô tăng 12.4%; sữa bột tăng 10.3%; giày, dép da tăng 9.4%; phân hỗn hợp NPK tăng 9.2%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Tivi các loại giảm 35.9%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 17.6%; thủy hải sản chế biến giảm 8.8%; bia các loại giảm 8.7%; đường kính giảm 8.3%; thức ăn cho thủy sản giảm 7.2%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2021 tăng 12.4% so với tháng trước và giảm 11.2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2021 tăng 3.5% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 28,2% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 24.3%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2021 là 81.1% (cùng kỳ năm trước là 75.6%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2021 tăng 1.5% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 13.9% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước không đổi và giảm 5.8%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1.4% và giảm 16.1%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.8% và giảm 14.2%. Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0.2% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2.6% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1.7% và giảm 14.9%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 0.1% và tăng 1.9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0.2% và giảm 2.3%.

Nhật Quang

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.