Cổ phiếu 4 doanh nghiệp đã liên tục trúng các gói thầu quy mô lớn trong 7T/2023 là những mã thuộc nhóm đầu tư công có mức tăng mạnh nhất thời gian qua. Chứng khoánĐiểm mặt bộ tứ xây dựng giành nhiều “miếng bánh” đầu tư côngBăng Băng • 06/08/2023 15:56Cổ phiếu 4 doanh nghiệp đã liên tục trúng các gói thầu quy mô lớn trong 7T/2023 là những mã thuộc nhóm đầu tư công có mức tăng mạnh nhất thời gian qua.
2023 được coi là năm trọng điểm của đầu tư công với tổng vốn dự kiến trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với kế hoạch năm 2022. Các dự án được ưu tiên trong giai đoạn này gồm sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam, vành đai 4 cùng một số các tuyến cao tốc, cửa khẩu... Xu hướng trên đã tạo nên con sóng lớn tại các cổ phiếu nhóm xây dựng (nhóm hưởng lợi trực tiếp từ việc đẩy mạnh đầu tư công) kể từ đầu năm, hầu hết các mã đầu ngành đều gấp rưỡi, gấp đôi thị giá.
Mức tăng của cổ phiếu ngành xây dựng (từ 30/12/2022 - 4/8/2023) |
Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) - Vinaconex (HM:VCG)
Vinaconex là một trong những nhà thầu có năng lực thi công tốt ở cả lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghiệp và dân dụng. Trong 7 tháng đầu năm, VCG trúng thầu 6 dự án lớn với tổng giá trị 17.904 tỷ đồng, bao gồm
Dự án cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi 5.232 tỷ đồng (VCG Liên danh với Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng);
Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang 3.549 tỷ đồng, (VCG Liên danh với Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải);
Dự án cao tốc Vũng Áng – Bùng với 5.200 tỷ đồng (liên danh Sơn Hải - VCG - CTCP 484 - CTCP Xây lắp 368 - CTCP 479 Hòa Bình);
Dự án núi giao Phú Thứ, tuyến đường kết nối TP. Phủ Lý (Hà Nam) 1.207 tỷ đồng (VCG cùng với Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính thi công).
Hai dự án còn lại VCG thi công độc lập bao gồm cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang 900 tỷ đồng và Vành đai 4 - Hà Nội với 1.816 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tại những ngày đầu tháng 8 ông lớn làng thầu này vừa đón 2 tin vui liên tiếp đến từ siêu sự án sân bay Long Thành. Cụ thể, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV (HN:ACV)) vừa công bố thông tin nhà thầu duy nhất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu 5.10 là Liên danh Vietur do Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng ICISTAS dẫn đầu.
Nguồn: VND (HM:VND) |
Đồng thời, liên danh duy nhất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gói thầu 4.6 là liên danh Tổng Công ty xây dựng công trình hàng không ACC – TCT Xây dựng Trường Sơn – Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) – CTCP Phát triển Đầu tư Xây dựng Việt Nam – CTCP Tập đoàn Cienco4 (C4G) – CTCP Xây dựng công trình hàng không Sáu Bốn Bảy.
Đáng chú ý trước đó, VCG cũng đã tham gia 3 gói thầu khác thuộc dự án Long Thành gồm: Gói 3.4 - Thi công san nền và thoát nước, với tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng; gói 2.4 - Thi công xây dựng công trình tường rào với trị giá 24,1 tỷ và gói 1.3 - Thi công rà phá bom mìn (141,3 tỷ).
Ngoài ra, theo một số thông tin, Vinaconex cũng đang nộp thầu thêm nhiều hạng mục khác ở dự án trọng điểm quốc gia này, như đường cất hạ cánh với giá trị gói thầu 6.721 tỷ đồng và các hạng mục như sân đỗ, đài điều khiển không lưu cao…
Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1)
Nguồn: VND |
4 dự án nổi bật mà CC1 đã trúng thầu trong 7 tháng đầu năm có tổng giá trị 13.581 tỷ đồng gồm:
Dự án Cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang 7.555 tỷ đồng, liên danh gồm Trường Sơn - G36 - CC1 - VNCN E&C - Tân Nam thực hiện gói thầu;
Dự án Cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong 4.440 tỷ đồng do Liên danh CTCP Xây dựng Trung Nam 18 E&C – CC1 - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập - CTCP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung thực hiện.
Dự án Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột 1.467 tỷ đồng do CC1- CTCP Xây dựng và Lắp máy Trung Nam thực hiện và dự án xây dựng đường trục trung tâm TP Biên Hòa (Đồng Nai) 119 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong số 25 gói thầu đầu tiên thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, CC1 là doanh nghiệp có giá trị các gói thầu tham gia thực hiện cao nhất. Theo đó, CC1 tham gia tới 4 liên danh, đảm nhận bốn gói thầu ở các đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong, Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau. Tổng giá trị các gói thầu này vào mức 19.430 tỷ đồng.
Tập đoàn Cienco4 (C4G)
Sự góp mặt của VCG, C4G, HHV, CC1 tại 3 dự án trọng điểm (tác giả tổng hợp) |
Dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau có giá trị cao nhất 6.466 tỷ đồng (Liên danh gồm CTCP Xây dựng và Lắp máy Trung Nam - Tập đoàn Cienco4 - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - CTCP Xây dựng Tân Nam thi công dự án);
Dự án cao tốc Bùng - Vạn Ninh 3.939 tỷ đồng (gói thầu do Liên danh C4G - Tổng Công ty Xây dựng 36-CTCP - CTCP Đầu tư Xây dựng Trường Sơn và CTCP 471 đảm nhận);
Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột 2.992 tỷ đồng do C4G và CTCP Tập đoàn Đạt Phương (DPG) cùng thi công;
Dự án Vành đai 3 - TPHCM 1.417 tỷ đồng gồm Liên danh C4G - Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Xây dựng Giao thông T&T - CTCP Công trình Giao thông Sài Gòn - CTCP Đầu tư và Xây dựng số 18;
Dự án Vành đai 4 - Hà Nội 889 tỷ đồng do Liên danh C4G - CTCP Thương mại và Xây dựng Hoàng Long - CTCP Sông Hồng.
Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV)
HHV chỉ có 2 dự án nhưng tổng giá trị lên tới 16.660 tỷ đồng, gồm dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn 1.400 tỷ đồng do Liên danh HHV - Tập đoàn Đèo Cả - Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Dacinco thực hiện (HHV sở hữu 12% giá trị gói thầu, kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận thêm thầu từ Tập đoàn Đèo Cả).
Dự án hệ thống đường kết nối với Sân bay Long Thành 2.260 tỷ đồng do Liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Tổng Công ty Thăng Long - CTCP (HNX: TTL) - CTCP Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Khang Nguyên – CTCP Thương mại và Xây dựng Hoàng Long – CTCP Xây lắp 368 – CTCP Tư vấn Xây dựng Hoàng Long thực hiện (Tập đoàn Đèo Cả sở hữu 51% giá trị gói thầu).
Nguồn: Agriseco |
Dự án Mai Sơn - QL45 với tổng mức đầu tư 12.100 tỷ có doanh nghiệp niêm yết tham gia thi công là VCG, HHV;
Dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết (10.900 tỷ): VCG, DPG;
Phan Thiết - Dầu Giây (12.500 tỷ): VCG, C4G;
QL45 - Nghi Sơn (5.500 tỷ): VCG, LCG;
Nghi Sơn - Diễn Châu (7.300 tỷ): VCG, C4G, HHV;
Cầu Mỹ Thuận 2 (5.000 tỷ): HHV;
Mỹ Thuận - Cần Thơ (4.758 tỷ): C4G, HHV, G36.