💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Đại biểu Quốc hội: Gói hỗ trợ nếu dùng không đúng không trúng sẽ có lỗi với người dân

Ngày đăng 20:40 01/06/2022
Đại biểu Quốc hội: Gói hỗ trợ nếu dùng không đúng không trúng sẽ có lỗi với người dân

Vietstock - Đại biểu Quốc hội: Gói hỗ trợ nếu dùng không đúng không trúng sẽ có lỗi với người dân

Cho ý kiến về việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Tạ Minh Tâm nêu rõ gói hỗ trợ nếu dùng không đúng, không trúng sẽ gây lãng phí nguồn lực và có lỗi với người dân, do đó đề nghị Quốc hội và Chính phủ quan tâm để các gói hỗ trợ phát huy hiệu quả.

Đại biểu Tạ Minh Tâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang

Đại biểu Tạ Minh Tâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang cho biết, việc ban hành các nghị quyết đã rất kịp thời, nhằm ứng phó với hoàn cảnh bất thường, chưa từng có tiền lệ. Tại Kỳ họp bất thường Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15, sau đó 19 ngày, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP với 5 nhóm giải pháp trọng tâm và bố trí nguồn lực cụ thể. Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ được ví như cú hích hay là phao cứu sinh phục hồi và vực dậy nền kinh tế, tạo niềm tin phấn khởi trong cộng đồng doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, từ khi được ban hành đến nay đã hơn 4 tháng, còn không ít nội dung còn đang trong quá trình tham vấn, trao đổi giữa các cơ quan chức năng. Thủ tướng Chính phủ đã phải có các công điện để đôn đốc, chỉ đạo các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phải triển khai nhanh, đúng, đủ để người dân và doanh nghiệp sớm được thụ hưởng chính sách.

Cùng với đó, đến nay dòng tiền thông qua các gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP phần lớn vẫn chưa đến được các đối tượng thụ hưởng hoặc một số chính sách đã có đến nhưng chưa đáng kể. Đại biểu cho biết trên thực tế còn có những vướng mắc, lúng túng, chậm hướng dẫn trong thực thi các chính sách như giảm thuế VAT, việc hỗ trợ lãi suất hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, gia hạn thuế và tiền thuê đất…Đại biểu nêu vấn đề mục tiêu đặt ra của các gói hỗ trợ là phải giải ngân trong năm nay, đồng thời các thủ tục triển khai phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, không xảy ra tình trạng xin cho, không gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Nêu rõ dòng tiền của các gói hỗ trợ, kể cả đầu tư phát triển phải được hấp thu ngay vào nền kinh tế trong năm nay mới mới có thể phát huy hiệu quả tối ưu theo đúng mục tiêu đề ra, đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ rà soát, cân nhắc các chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, cần điều chỉnh các nội dung không còn mang tính cấp thiết, tập trung cho các lĩnh vực trọng tâm, then chốt, có tác động lan tỏa; củng cố và phát huy vai trò bệ đỡ của ngành nông nghiệp. Đồng thời, rà  soát lại các dự án trong danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm đưa vào danh mục các dự án đáp ứng các nguyên tắc tiêu chí theo đúng Nghị quyết số 43/2022/QH15 đề ra, có điều chỉnh, thay thế bổ sung vào danh mục các dự án có đủ điều kiện có khả năng giải ngân nhanh và hấp thu ngay vào nền kinh tế.

Tập trung triển khai nhanh nhất gói phục hồi phát triển kinh tế xã hội, tránh lỡ nhịp tăng trưởng

Đại biểu Phạm Hùng Thắng- Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Cơ bản đồng tình với báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022, đại biểu Phạm Hùng Thắng nêu rõ, những tháng đầu năm 2022, kinh tế xã hội nước ta đã có nhiều khởi sắc, thể hiện rõ xu hướng phục hồi tăng trưởng, tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại, đồng thời dự báo những tháng còn lại của năm 2022 và những năm tiếp theo còn không ít những khó khăn, thách thức do tác động của tình hình kinh tế thế giới nhưng mặt trái của cơ chế thị trường. Bày tỏ nhất trí cao với 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới mà trong Báo cáo của Chính phủ đã đề ra, đại biểu đưa ra 5 đề xuất với Chính phủ trong phát triển kinh tế- xã hội:

Thứ nhất, tập trung chỉ đạo để hoàn thành một cách nhanh nhất triển khai gói phục hồi phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội để tránh lỡ nhịp tăng trưởng phục hồi và đúng với tính chất Kỳ họp bất thường của Quốc hội.

Thứ hai, cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Việc giải ngân vốn đầu tư công đang là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế xã hội bên cạnh điểm nghẽn về cơ chế chính sách. Hiện nay nhu cầu vốn cho nền kinh tế khá lớn, nhu cầu phục hồi rất cấp bách, xong việc giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2022 còn rất thấp. Đây là vấn đề tồn tại bấy lâu nay mà cử tri và doanh nghiệp chưa thực sự yên tâm.

Thứ ba, tăng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh 4 tháng đầu năm 2022 chỉ ở mức 5,4%. Điều đó cho thấy dù kinh tế đã có sự phục hồi, song còn nhiều khó khăn, nhất là các hoạt động kinh tế trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, việc làm cho người lao động và tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Do đó cần có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để thúc đẩy tăng thu bền vững.

Thứ tư, Chính phủ cần quan tâm, khẩn trương hơn nữa trong tiến hành ba Chương trình mục tiêu quốc gia đều được Quốc hội xem xét thông qua nhằm hỗ trợ không chỉ cho từng hộ gia đình mà còn giúp địa phương phát triển kinh tế xã hội đồng bộ.

Cần có đủ chế tài đối với tổ chức, cá nhân thực hiện chậm giải ngân vốn đầu tư công

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước bày tỏ đồng tình cao với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022.

Về vấn đề cụ thể, đại biểu bày tỏ quan tâm tới vấn đề đầu tư công. Theo đó, thời gian qua, đầu tư công luôn tồn tại nghịch lý, đó là có vốn nhưng chậm phân bổ, chậm triển khai và kéo theo chậm giải ngân. Chậm giải ngân vốn đầu tư công đã trở thành căn bệnh nhức nhối không chỉ gây bức xúc mà còn cản trở sự phát triển của đất nước.

Theo đại biểu Trần Tuấn Anh, nguyên nhân chính dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm là do các Bộ, ngành, địa phương cố đưa dự án vào kế hoạch đầu tư công. Khi được phân bổ từ Trung ương mới bắt đầu phân bổ cụ thể nên gặp vướng mắc dẫn đến chậm trong phân bổ vốn cho dự án; công tác giải phóng mặt bằng chậm, không lường trước những khó khăn và việc lựa chọn nhà thầu không có đủ năng lực.

Nhấn mạnh hiện nay có nhiều chiêu thức để chủ đầu tư gây khó khăn cho nhà thầu chân chính nhằm tạo điều kiện cho các nhà thầu quen biết, đại biểu Trần Tuấn Anh đề nghị phải minh bạch trong lựa chọn nhà thầu để xử lý dứt điểm tình trạng này, đồng thời kiến nghị, đối với các dự án đầu tư công cần linh hoạt cho phép chỉ định thầu, rút ngắn thời gian, lựa chọn nhà thầu có năng lực, có uy tín theo từng dự án.

Đối với quy định trong Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Quốc hội cần xem xét, sửa hoặc ban hành Nghị quyết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc điều chuyển vốn đầu tư công năm 2002 của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương chậm triển khai cho các đơn vị, dự án khác có khả năng hoàn thành sớm, phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước.

Đại biểu Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Chính phủ cần có giải pháp khơi thông các dòng vốn cho sản xuất kinh doanh, quyết liệt hơn nữa trong giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án giao thông trọng điểm, kết nối vùng để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển bền vững. Có đủ chế tài đối với tổ chức, cá nhân thực hiện chậm giải ngân vốn đầu tư công để không còn điệp khúc “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Nhật Quang

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.