💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Điểm lại 10 sự kiện đáng nhớ trong “cuộc đời” Bitcoin

Ngày đăng 07:00 01/01/2001
Điểm lại 10 sự kiện đáng nhớ trong “cuộc đời” Bitcoin
AMZN
-
BTC/USD
-
ETH/USD
-
BCH/USD
-

Lời chào cuối cùng của Satoshi, ngày 12/12/2010

Đó là ngày mà Satoshi Nakamoto soạn thảo bài đăng Bitcointalk cuối cùng của mình và sau đó lặng lẽ rút khỏi không gian, và kể từ đó đến nay, chưa bao giờ chúng ta được nghe tin công khai về nhà sáng lập bí ẩn này.

Bài đăng phía dưới là một trong những đóng góp cuối cùng của “cha đẻ” Bitcoin trước khi ông đột ngột biến mất.

“Sẽ là tốt hơn nếu trở thành tâm điểm chú ý kiểu này trong một hoàn cảnh khác. Wikileaks đã đánh động đến tổ ong và giờ cả bầy đang kéo dồn về phía chúng ta.”

Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết tại sao Satoshi lại rời khỏi không gian, ngoài thông điệp mơ hồ mà ông đã chỉ ra cho Mike Hearn trong email cuối cùng của ông vào ngày 23/04/2011: “Tôi đã chuyển sang những thứ khác.”

Silk Road sụp đổ, ngày 02/10/2013 Silk Road được mệnh danh là “trang Amazon.com (NASDAQ:AMZN) của ma tuý”. Sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán, những kẻ cung cấp “hàng trắng” có thể mở những cửa hàng ảo trên Sild Road và phân phối sản phẩm của mình thông qua dịch vụ bưu chính Mỹ U.S. Postal Service.

Tuy nhiên, “đế chế” Silk Road đã sụp đổ vào tháng 10/2013, khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI triệt phá thành công hệ thống này và bắt giữ tên đầu sỏ Ross William Ulbricht.

Theo thống kê của Toà án Mỹ, tổng doanh thu của Silk Road từ khi ra mắt năm 2011 cho đến ngày  23/7/2013 đạt khoảng 9.519.664 Bitcoin (1,2 tỷ USD, tương đương 25.000 tỷ VNĐ), Silk Road được hưởng 614.305 Bitcoin (79,8 triệu USD). 

Màn hình đăng nhập Silk Road quen thuộc đã nhường chỗ cho thông báo tịch thu của FBI và hậu quả là Bitcoin đã giảm 25% giá trị, xuống còn 109 USD. Cho đến nay, BTC đã phục hồi 60 lần, nhưng đối với những người ủng hộ Silk Road và “tên cướp biển Roberts đáng sợ”, thì mọi chuyện chưa bao giờ như vậy kể từ ngày bị đánh sập.

Bitcoin cán mốc 1000 USD, ngày 27/11/2013 Ngày 27/11/2013 đánh dấu lần đầu tiên mà Bitcoin chạm mốc kỷ lục 1000 USD trên sàn giao dịch Mt.Gox, trong khi vào tháng 1 đồng tiền chỉ ở mức 13 USD. Thậm chí, có thời điểm Bitcoin đã tăng lên mức 1030 USD với khối lượng giao dịch lớn thứ hai trong lịch sử đồng tiền điện tử này. Sau đó nó giảm nhẹ xuống 1016 USD, nhưng vẫn cao hơn mốc lịch sử 1000 USD.

Giá của một Bitcoin đã tăng “phi mã” đến 78 lần trong năm 2013 trước kỳ vọng rằng cuối cùng đồng tiền số này cũng sẽ trở thành một đơn vị tiền tệ hợp pháp trên toàn cầu Cái chết của Mt Gox, ngày 24/02/2014

Mặc dù đã 5 năm trôi qua kể từ “sự kiện Titanic” của Bitcoin, và việc bồi thường cuối cùng đã được thực hiện, nhưng sự sụp đổ của Mt.Gox vẫn là một “vết thương” nhức nhối đối với những người chấp nhận sớm nhưng lại phải chịu thiệt hại nặng nề trong vụ phá sản sàn giao dịch. Sự sụp đổ của Mt Gox đã đẩy Bitcoin vào vòng xoáy lao dốc, mà phải mất nhiều năm để có thể phục hồi.

Craig Wright là Satoshi Nakamoto, ngày 02/05/2016 Wright, vào ngày mà ông ta tiết lộ mình là Satoshi Nakamoto Nhiều người đã tự nhận hoặc được cho là Satoshi Nakamoto, nhưng chỉ có hai trường hợp thu hút được sự chú ý trên toàn cầu. Hồi tháng 03/2014, tờ Newsweek – một trong những tờ báo đã thực hiện những cuộc điều tra trong thời gian dài nhằm tìm kiếm người tạo ra Bitcoin, và sau đó đã gán cho Dorian Nakamoto chính là “cha đẻ” của đồng tiền này.

Nhưng câu chuyện đáng chú ý hơn cả là khi doanh nhân công nghệ người Úc Craig Wright vào ngày 02/05 trên đài truyền hình BBC đã công khai thừa nhận mình chính là người sáng lập nên Bitcoin.

Các phương tiện truyền thông nhanh chóng “nhào” vào, và Craig Wright được tung hô trong sự nịnh hót. Thế nhưng câu chuyện bắt đầu sụp đổ, khi những bằng chứng liên kết Wright với Satoshi nhanh chóng bị lật tẩy, biến Wright thành một kẻ được mệnh danh là “Faketoshi”. Mặc dù một nhóm người theo dõi vẫn tin rằng Wright có thể đã tham gia vào việc sáng tạo Bitcoin, nhưng những người khác cho rằng tuyên bố mình là Satoshi của Wright không đáng tin cậy chút nào.

The DAO, ngày 17/06/2016 Giống như sự sụp đổ của Silk Road, nhưng The DAO về mặt kỹ thuật không phải xoay quanh Bitcoin. Tuy nhiên, sự sụp đổ của dự án hàng đầu của Ethereum, sau vụ trộm 50 triệu USD ether từ hợp đồng thông minh của nó, đã “vang dội” khắp toàn bộ ngành công nghiệp, thúc giục Vitalik Buterin tập hợp một cuộc họp khẩn cấp trực tuyến với các ông chủ sàn giao dịch nhằm hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn.

Ethereum cuối cùng đã hồi phục, nhưng chủ nghĩa tối đa hoá Bitcoin cũng đã có thêm được những người ủng hộ mới ngày hôm đó, và nhiều người trong số họ vẫn còn cảnh giác với ETH kể từ khi sự cố này xảy ra.

Sự cố sập sàn của BTC-e, ngày 25/07/2017

BTC-e là nơi mà các trader bắt đầu học hỏi và thu thập kinh nghiệm khi mới bước chân vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, vào tháng 07/2017, sàn giao dịch này bất ngờ đóng cửa “bảo trì”. Trên trang Twitter của BTC-e, đại diện của công ty đã đăng tải nội dung: “Do một số vấn đề về trung tâm dữ liệu, BTC-e có thể tạm thời không hoạt động”.

Khối tài sản khổng lồ của các nhà đầu tư bỗng dưng bị đóng băng. Tình hình chưa rõ sẽ tiếp tục diễn biến như thế nào thì họ lại hoang mang cực độ khi nhận tin cảnh sát Hy Lạp bắt giữ quản trị viên của trang này với nghi án rửa tiền lên đến 4 tỷ USD. Ngay sau đó, một ví Bitcoin lại xuất hiện với giao dịch lên đến 66.000 BTC, dấy lên sự nghi ngờ đây chính là tài khoản của bọn hacker đã làm sập sàn giao dịch.

Hơn một tháng sau, BTC-e đã có thể hoạt động trở lại bình thường khiến thế giới thở phào nhẹ nhõm. Dù vậy, sự cố sập sàn mãi là một ám ảnh để về sau, các nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn khi chọn BTC-e.

Sự ra đời của Bitcoin Cash, ngày 01/08/2017

Bitcoin Cash được chính thức phát hành vào ngày 01/08/2017, tách ra sau đợt hard fork của Bitcoin.

Bitcoin đã vô cùng đau đầu vì giới hạn tối đa của 1 block chỉ là 1MB, thực hiện được 3 giao dịch trong 1 giây, trong khi đó, Bitcoin lại phát triển quá nhanh và ngày càng có nhiều nhà đầu tư dòm ngó đến đồng tiền này, giao dịch càng nhiều thì Bitcoin càng không thể kham nổi. Vì vậy, tình trạng tắc nghẽn khiến nhiều người phải chờ đợi quá lâu, từ đó hard fork mới được ra đời để giải quyết vấn đề này, họ tách Bitcoin ra thêm một nhánh với tên gọi Bitcoin Cash.

Sự kiện này đã làm xáo trộn thị trường Bitcoin, một số người không muốn Bitcoin Cash tồn tại nên chỉ ủng hộ và đi theo Bitcoin, những nhóm khác lại nhận thấy được lợi ích từ đồng tiền mới này là vô cùng to lớn. Sau nhiều cuộc tranh luận, quá trình phân tách buộc phải diễn ra và Bitcoin Cash nghiễm nhiên trở thành một thành viên mới của thị trường tiền điện tử.

BTC chạm mức cao nhất mọi thời đại, 17/12/2017 Vào ngày 06/12, giá Bitcoin một lần nữa làm chấn động thế giới bằng cách đạt tới 15.000 USD cho mỗi coin. Vào thời điểm này, cộng đồng được biết rằng hai trong số những sàn giao dịch FX lớn nhất thế giới Cboe và CME đang có kế hoạch triển khai các sản phẩm phái sinh Bitcoin cho các nhà đầu tư lớn.

Trong tuần sau đó, giá trị của Bitcoin đã tăng lên mức 17.000 USD và sau đó đạt mức cao nhất mọi thời đại là 19.600 USD cho mỗi BTC trong giai đoạn từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 12.

Hiệu ứng flipping thị phần Cashening, ngày 19/12/2017 Cùng với những thành tựu này, mạng lưới của Bitcoin Core cũng có một số lượng lớn hàng tồn trong mempool với hơn 250.000 giao dịch chưa được xác nhận và phí cho mỗi giao dịch đạt trung bình khoảng trên 30-40 USD. Bitcoin Cash với mức phí trung bình là 0.02 mỗi giao dịch bắt đầu với giá trị từ 200-300 USD cho mỗi token trong tháng 8 nhưng đạt mức cao hơn 4.000 USD / BCH vào tháng 12. Các công ty tiền mã hóa lớn như Bitstamp, Coinbase, Wallet Blockchain và Bitpay cũng bắt đầu tích hợp hỗ trợ cho BCH, bổ sung thêm giá trị đáng kể cho hệ sinh thái của nó. Hơn nữa vào tháng 11, mạng lưới BCH đã hoàn thành một hard fork thành công thay đổi thuật toán điều chỉnh độ khó của nó. Một lần nữa, giống như “ethereum flippening” diễn ra vào mùa xuân năm 2017, cộng đồng tiền mã hóa đã thảo luận về một hiệu ứng flipping thị phần khác gọi là “cashening”.

Phí Bitcoin Core đạt mức kỷ lục, ngày 22/12/2017 Một trong những lý do khiến Bitcoin hard fork vào mùa hè năm 2017 là do sự bất đồng quan điểm về việc tăng kích thước khối. Blockstream và các nhà phát triển nòng cốt của Core ủng hộ một khối tối đa là 2MB, mặc dù thực tế đúng là mạng lưới đã bị quá tải và phí ngày càng trở nên vô lý. Trong khi Bitcoin Cash cung cấp một giải pháp cho những người ủng hộ kích thước khối lớn hơn, Bitcoin Core sau đó đã mắc kẹt trên con đường của chính nó, lên đến đỉnh điểm là phí trung bình đạt 55 USD vào ngày 22/12 và mức cao trung bình 34,10 USD một ngày sau đó.

Theo bạn, còn những sự kiện đáng nhớ nào khác trong lịch sử Bitcoin đáng được ghi tên vào danh sách này? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn trong phần bình luận dưới đây.

  • Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
  • Tham gia Chatbox Cafebitcoin tại: https://t.me/cafebitcoinvn1
Tham khảo News.bitcoin

The post Điểm lại 10 sự kiện đáng nhớ trong “cuộc đời” Bitcoin appeared first on Cafebitcoin.info.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.