Theo Dong Hai
Investing.com - Chỉ số NASDAQ Composite đã ghi nhận mức tăng 2,1% vào hôm thứ Tư, kết thúc chuỗi suy giảm kéo dài 7 ngày , điều khiến cho các nhà đầu tư giá xuống không khỏi thất vọng 1 lần nữa.
Vấn đề là, Cục Dự trữ Liên bang không kỳ vọng giá cổ phiếu tăng.
Sự đảo chiều theo cả 2 chiều hướng tăng-giảm của thị trường là điều thường thấy trong thị trường giá xuống kém thanh khoản.
Giá cổ phiếu đã phục hồi hôm thứ Tư diễn ra trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang tăng gấp đôi (hoặc gấp ba) nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát .
Vào thứ Tư trước khi mở cửa phiên giao dịch, báo cáo từ người phụ trách phân tích chính sách của Fed hàng đầu của Wall Street Journal Nick Timiraos, cho thấy một đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản nữa từ Fed cuối tháng này đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Điều này cho thấy động thái tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed nhằm kiềm chế lạm phát.
Điều kiện tài chính thắt chặt hơn đồng nghĩa với đồng đô la Mỹ mạnh hơn, đẩy lợi suất trái phiếu cao hơn và làm giảm giá cổ phiếu. Những nhà đầu tư giá lên cổ phiếu bị ảnh hưởng nhất định với các chính sách thắt chặt từ Fed.
Với chính sách thắt chặt từ Fed, các nhà đầu tư và người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc nhiều hơn về các khoản vay cũng như chi tiêu của mình.
Vào cuối tháng 8, Chủ tịch Fed Jay Powell phát biểu ở Jackson Hole, thông báo cho các nhà đầu tư rằng Fed sẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, khiến tình hình lạm phát giảm, và cổ phiếu bị bán tháo.
Chủ tịch Fed tại Minneapolis, Neel Kashkari, vào tuần trước đã gây ra nhiều tranh luận khi ông thừa nhận thích phản ứng thị trường hiện tại hơn những gì đã thấy sau cuộc họp FOMC tháng 7 của Fed, khi đó thị trường chứng kiến đợt hồi phục khi chỉ số S&P 500 tăng 2,6% và NASDAQ tăng hơn 4%.
“Tôi chắc chắn không hào hứng khi thấy thị trường chứng khoán phục hồi sau cuộc họp gần nhất của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang”, Kashkari nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn.
Fed với mục tiêu ổn định tài chính - với mục tiêu trọng tâm là ổn định giá cả , hoặc đưa lạm phát về mức 2% và tối đa hoá số lượng việc làm - mục tiêu hỗ trợ thị trường chứng khoán vẫn chưa được Fed ưu tiên.
Tuy nhiên, chính sách thắt chặt hơn của Fed sẽ mang lại một số tác động tích cực đáng kể trong cuộc chiến lạm phát. Đồng đô la mạnh hơn làm tăng sức mua cho người tiêu dùng Hoa Kỳ, làm giảm giá hàng hóa toàn cầu , dẫn đến giảm giá nguyên liệu sản phẩm đầu vào. Tất cả những điều đó đều giúp giảm lạm phát, đúng như những gì Fed muốn.
Như Phó Chủ tịch Fed Lael Brainard cho biết trong một bài phát biểu hôm thứ Tư, tỷ suất lợi nhuận của một số ngành vẫn tăng sau sự bùng nổ thị trường vào năm ngoái và các công ty dường như sẵn sàng chấp nhận tỷ suất lợi nhuận thấp hơn khi người tiêu dùng phản ứng tiêu cực với mức giá hàng hoá cao hơn.
Và như một phần thưởng bổ sung,khi giá đồng bạc xanh tăng vọt cũng gây áp lực lên tiền điện tử - vốn là cái gai lâu năm đối với các nhà quản lý Hoa Kỳ.
Fed rõ ràng hài lòng khi thấy giá cổ phiếu giảm làm giảm "hiệu ứng của cải" đối với chi tiêu của tầng lớp người giàu nhất đất nước. Vì điều này tác động chậm và không quá lớn đến tầng lớp lao động, Fed sẵn sàng chấp nhận một số "tổn thương" gia tăng đối với các doanh nghiệp và các hộ gia đình gia nếu cần thiết để đưa lạm phát về mức mục tiêu của mình, và cân bằng nhu cầu trị giá hàng nghìn tỷ USD kích thích trong khi thị trường việc làm đang sôi sục.
Năm 2022 sẽ là 1 năm đầy biến động
Và như Powell đã nhắc nhở các nhà đầu tư vào tháng trước rằng lịch sử vẫn là kim chỉ nam để Fed tiến hành các chính sách của mình.
"Các quyết định và cân nhắc chính sách tiền tệ của chúng tôi được xây dựng dựa trên những gì chúng tôi đã học được từ về các dữ liệu, sự kiện từng xảy ra trước đây từ tình trạng lạm phát cao và bất ổn của những năm 1970 và 1980, cũng như từ tình trạng ít lạm phát và ổn định trong một phần tư thế kỷ qua", Powell nói đồng thời chỉ ra 3 mục tiêu lớn của Fed:
- Thứ nhất: Fed nhận trách nhiệm về lạm phát và quyết liệt chống lạm phát ngay từ sớm.
- Thứ hai: đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% mà không bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng tăng trưởng.
- Thứ ba: tiếp tục chính sách thắt chặt cho đến khi kiềm chế được lạm phát.
"Những điều này kim chỉ nam của Fed nhằm sử dụng các công cụ chống lạm phát", Powell nói.
"Chúng tôi đang thực hiện các động thái nhanh chóng và mạnh mẽ để điều chỉnh nhu cầu , phù hợp hơn với nguồn cung và đưa lạm phát về mức kỳ vọng. Chúng tôi sẽ duy trì chính sách của mình đến khi chúng tôi tự tin rằng công việc đã hoàn thành".