Đôi khi, điều duy nhất thúc đẩy sự tiến bộ lại là một cú đá… từ đáy. Đó là lý do tại sao khủng hoảng kinh tế là yếu tố hiệu quả nhất để khuyến khích việc chấp nhận tiền điện tử. Đầu tiên là Venezuela, sau đó đến Iran, và giờ thì Philippines có thể tiếp bước.
Philippines hiện đang có tỷ lệ lạm phát cao nhất (6,4%) trong gần một thập kỷ do hậu quả của cuộc chiến thương mại (toàn cầu…) giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo Reuters, đồng tiền quốc gia, Peso Philippines (PHP), đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua so với đô la Mỹ – 1 PHP giờ đây có giá khoảng 0.019 USD.
Trong bài phát biểu mới nhất, khi các phóng viên đặt câu hỏi về mức lạm phát 6,4% trong tháng 8, tốc độ vượt quá dự đoán của hầu hết các nhà phân tích, Tổng thống Philippines Duterte đã đổ lỗi cho chính sách kinh tế của Tổng thống Trump:
“Ai đã bắt đầu mọi chuyện? Mỹ. Khi Mỹ tăng lãi suất, tất cả mọi thứ đều tăng lên. Nó là vậy đấy. Không có gì họ không làm được.Tiền điện tử tăng cao ở Philippines Theo một thống kê của CoinDance, khối lượng fiat giao dịch bởi người Philippines đối với tiền điện tử đã đạt tới kỷ lục chưa từng thấy trong mùa hè này. Những tuần đầu tiên của tháng 8 đã chứng kiến một khối lượng giao dịch hơn 500.000 USD mỗi tuần, cao hơn ít nhất hai lần so với một tuần trong tháng 7.Bởi vì Mỹ,… ông Trump muốn như vậy. Ngay cả các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt và cả ngoại tệ cũng tăng lên.”
Nếu bạn vẫn nghĩ rằng sự quan tâm đến tiền điện tử và chiến tranh thương mại của Trump không có liên quan, thì xin được nhắc lại rằng Tổng thống Mỹ đã thông báo nước này sẽ đánh thuế nhập khẩu 25% lên 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc vào ngày 01/08.
Trung Quốc sau đó đã trả đũa bằng mức thuế tương đương đối với hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ vào ngày 03/08.
Một Philippines thân thiện với tiền điện tử Không chỉ các công dân, mà chính phủ Philippines cũng nhìn nhận tiền điện tử như một công cụ hữu ích hơn là một trở ngại cho nền kinh tế. Một đại diện của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch nước này trước đây đã tuyên bố họ “thấy cần phải quản lý các sàn giao dịch tiền điện tử như những nền tảng giao dịch”, sau khi có những tin tức cho rằng tổ chức hiện đang nghiên cứu hợp pháp hóa các sàn giao dịch tiền điện tử.
Đầu tháng 8, một tin tức khác đã xuất hiện cho thấy SEC Philippines cũng đang nghiên cứu về các quy định đối với ICO. Bên cạnh đó, vào tháng 5, ngân hàng hàng đầu của Philippine, UnionBank, cũng bày tỏ sự quan tâm đến Bitcoin và hoạt động khai thác đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới này. Xét cho cùng, sự quan tâm của người dân Philippines đối với tiền điện tử là điều hết sức tự nhiên.
Liệu có khả năng Philippines sẽ chấp nhận tiền điện tử như Venezuela? Không thể nói trước được điều gì, nhưng đây nhất định là một khởi đầu đầy hứa hẹn. Mặc dù Philippines hay hầu hết các quốc gia khác không thể so sánh được với tình cảnh hiện tại ở Venezuela.
Không, Philippines có lẽ sẽ không bao giờ đạt tới tỷ lệ lạm phát của Venezuela, nhưng hãy nghĩ về bức tranh lớn hơn. Mọi người đang bắt đầu nhận thấy tiền điện tử như một sự thay thế khả thi cho các hệ thống tài chính ở khắp mọi nơi trên thế giới hiện nay. Vài năm nữa, nó sẽ đi về đâu nếu nó vẫn tiếp tục như thế?
Xem thêm:
- Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu: “Tài sản tiền điện tử sẽ tồn tại mãi mãi”
- Anh em nhà Winklevoss ra mắt đồng tiền điện tử riêng đầu tiên – Gemini Dollar
- Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
- Tham gia Chatbox Cafebitcoin tại: https://t.me/cafebitcoinvn1
The post Tiền điện tử – Một giải pháp cho lạm phát trên toàn cầu? Giờ đây đến lượt Philippines appeared first on Cafebitcoin.info.