- Thị trường chứng khoán Mỹ không thay đổi nhiều sau một tuần đầy sự kiện
- USD đã xoá sạch thiệt hại trong 2 tuần trước
- Fed nghiên về khả năng tăng lãi suất lần thứ 4 trong năm 2018
- ECB kết thúc chương trình mua trái phiếu vào cuối năm
- Căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gia tăng, gây áp lực lên chỉ số Dow
Thị trường chứng khoán Mỹ không thay đổi nhiều sau một tuần đầy sự kiện đáng nhớ. Có lẽ đáng kể hơn nữa, USD đã xoá sạch thiệt hại trong hai tuần trước, đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2017. Mặc dù thị trường chứng khoán gần đây đã điều chính, các tín hiệu đều cho thấy cổ phiếu vẫn đang tăng điểm.
Thực tế là một tuần đầy những sự kiện như: 3 Ngân hàng trung ương ra quyết định chính sách tiền tệ, kết quả cuộc họp G7 thảm hại, cuộc họp lịch sử nhưng chưa mang lại nhiều ý nghĩa giữa Mỹ-Bắc Triều Tiện về chương trình phi hạt nhân hoá tại Pyongyang và rủi ro chiến tranh thương mại vẫn tiềm ẩn vẫn không khiến nhà đầu tư chứng khoán Mỹ đầu hàng. Đồng thời biến động thị trường ở mức gần thấp nhất kể từ tháng 1, mặc dù vẫn cao hơn hầu hết trong năm ngoái.
Diễn biến các chỉ số nội địa trái chiều
Tuy nhiên, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones đã có diễn biến không tốt. Chỉ số giảm 0,34% vào ngày thứ 6 và tổng giảm 0,95% trong tuần. Điều này không quá ngạc nhiên do chỉ số này gồm 30 cổ phiếu vốn hoá lớn, đa quốc gia nên khá nhạy càm với diễn biến thị trường quốc tế, và đặc biệt là thông tin về thuế quan.
Căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung dâng cao ngày thứ 6 khi chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố danh sách hàng hoá Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD bị áp thuế. Để đáp trả, Trung Quốc cũng sẽ áp thuế lên một số hàng hoá nhập khẩu của Mỹ từ tháng tới. Tuy nhiên những điều này chỉ mới bắt đầu. Các báo cáo cho thấy Mỹ đang chuẩn bị một danh sách thứ 2 nhắm vào hàng hoá với tổng giá trị lên tới 100 tỷ USD; và Trung Quốc cũng đã trả lời rằng họ không muốn có chiến tranh thương mại nhưng vẫn phải chống trả.
Diễn biến chứng khoán Mỹ không quá ngạc nheien nhưng chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã giảm 0,8%, đóng cửa ngày thứ 6 ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/2016. Về mặt kỹ thuật, chỉ số này vẫn nằm trên ngưỡng tâm lý 3000, ngưỡng hỗ trợ kể từ tháng 1/2017.
Chỉ số S&P 500 Index cũng giảm nhẹ 0,1% trong phiên ngày thứ 6, sau khi Mỹ tuyên bố tăng thuế và Trung Quốc sẽ trả đũa.
Về diễn biến theo tuần, các chỉ số chuẩn đều giảm ít hơn 0,05%. Về mặt kỹ thuật, nó đã đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ phiên điều chỉnh 2 chữ số vào tháng 2, giảm xuống 2786,85 vào thứ 5 và đạt một đỉnh cao hơn ở mức 2786,57 vào ngày 9/3, xác nhận xu hướng tăng kể từ đáy tháng 4. Mặt khác, cây nến High Wave đã cho thấy thiếu tính dẫn dắt vào cuối tuần trước, dấu hiệu xu hướng tăng sẽ mất động lực và có thể kiểm nghiệm lại điều này.
Chỉ số NASDAQ Composite giảm 0,2% trong phiên thứ 6 nhưng đã tăng 1,3% trong tuần. Chỉ số Russell 2000 đóng cửa giảm nhẹ 0,05% trong ngày thứ 6 nhưng cũng ghi nhận mức tăng 0,65% trong tuần. Các cổ phiếu vốn hoá nhỏ niêm yết trên chỉ số Russell nhìn chung không phụ thuộc vào xuất khẩu, nên không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại.
Vì vậy, chúng ta có thể mong đợi gì đối với những chỉ số chính ở đây? Sự thật là không phải tình hình địa chính trị cũng như quyết định của Ngân hàng trung ương khiến tâm lý nhà đầu tư thay đổi. Chính phiêm giảm điếm đáng kể duy nhất trong tuần trước sau một loạt báo cáo của Trung Quốc công bố ngày thứ 4, gồm sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đã cho thấy tăng trưởng ở nền kinh tế thứ 2 này đang đang chậm lại. Có thể rút ra được điều gì? Có vẻ như chỉ có 3 điều mà nhà đầu tư trong một thế giới sau cuộc bỏ phiếu Brexit quan tâm: tình hình kinh tế, các yếu tố cơ bản của thị trường và các chỉ báo kỹ thuật.
Tuy nhiên có một số yếu tố cơ bản có thể gây tổn hại cho thị trường nhiều hơn những vấn đề khác. Ngành nhạy cảm nhất đối với chiến tranh thương mại đó là công nghệ phần cứng và công nghiệp. Như Jay Pelosky, Giám đốc đầu tư tại Công ty quản lý quỹ TPW Investment Management LLC, đã nói trên Bloomberg TV rằng:
“Nếu có bất kỳ điều xảy ra đối với ngành công nghệ - và trong trường hợp này chúng ta đang nói về các luật thế quan tấn công thị trường Mỹ và Trung Quốc. Nếu ngành công nghệ bị ảnh hưởng, thị trường đang có vấn đề nghiêm trọng”.
Đồng USD vẫn xu hướng tăng nhưng Yên có thể gây bất ngờ
Tuần trước, 3 Ngân hàng trung ương lớn đã có ảnh hưởng khác nhau đến thị trường ngoại hối. Giao dịch tiền tệ đã có diễn biến bất ngờ sau quyết định về chính sách của Mỹ và Châu Âu.
Ngày thứ 4, như dự kiến, Fed đã tăng lãi suất lên mức mục tiêu 1,75 – 2,00%. Sau đó Fed đã nghiêng về khả năng tăng lãi suất lần thứ 4 trong năm 2018 khi Jay Powell trình bày triển vọng tích cực đối với nền kinh tế Mỹ, chỉ ra mức thất nghiệp đang ở mức thấp kỷ lục trong bối cảnh lạm phát thấp.
USD tăng gần một nửa phần trăm trong vòng 1 giờ đống hồ, nhưng sau đó hạ nhiệt chỉ tăng nhẹ 0,15%, và đóng cửa giảm 0,1%. Điều này không có ý nghĩa với nhà đầu tư khi đã bán hết USD sau khi Fed làm mọi thứ thị trường dự đoán và có khi còn hơn thế.
Điều này chỉ có một lời giải thích duy nhất: triển vọng tiêu cực đối USD trong cuộc chiến thương mại sau hội nghị thượng định G7 không có kết quả tốt. Tuy nhiên, tại sao các nhà đầu tư lại bán USD vào thứ 4, một điều xảy ra trước khi tuần giao dịch thực sự bắt đầu? Có lẽ họ đang nhắm tới việc vượt qua cuộc họp ECB ngày thứ 5, cuộc họp đã đưa ra thông báo lịch sử rằng họ sẽ kết thúc chương trình nới lỏng QE và mà lu mờ triển vọng của USD.
Hôm thứ 5, ECB đã thực sự đưa ra thông báo rằng họ sẽ giảm lượng mua tài sản từ 30 tỷ euro lên 15 tỷ euro kể từ tháng 10, và giảm xuống 0 vào cuối năm.
Đồng euro đã phản ứng tương tự với USD vào ngày hôm trước. Nó tăng 0,5% ngay sau khi công bố, tuy nhiên sau đó giảm 1,9% vào sáng hôm sau. Euro đã có mức giảm mạnh nhất trong 2 năm, trước khi tăng nhẹ sau đó.
Liệu các nhà đầu tư ngoại hối đang có suy nghĩ khác? Lời giải thích của Mario Draghi về thời điểm tăng lãi suất đã đẩy lãi suất trái phiếu Châu Âu lên cao và euro giảm khi ngân hàng cho biết họ sẽ vẫn giữ lãi suất tái cấp vốn ở mức -0,4% ít nhất đến hết mùa năm năm 2019. Nhiệm kỳ 8 năm làm chủ tịch ECB của Draghi sẽ kết thúc vào tháng 10/2019, do đó có thể hiều rằng ông có thể kết thúc nhiệm kỳ của mình mà không phải chủ động tăng lãi suất. Thị trường chào đón việc kết thúc chương trình nới lỏng QE với lời hứa sẽ không sớm thắt chặt lãi suất trong điều kiện tài chính như hiện nay một cách hoà bình. Về mặt kỹ thuật, mặc dù euro đã bị bán mạnh nhất trong vòng 2 năm, euro đã tìm thấy nguồn cầu quanh ngưỡng 1,1500 – ngưỡng hỗ trợ kể từ tháng 10/2017.
Như dự kiến của nhiều bên, vào ngày thứ 6, Ngân hàng Nhật Bản vẫn giữ mục tiêu lãi suất ngắn hạn là -0,1% và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức gần 0%. “Tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng nằm trong khoảng từ 0,5 – 1,0%”, Ngân hàng BoJ tuyên bố. Điều này đã được rò gỉ trong cuộc họp trước vào tháng 4, khi Ngân hàng trung ương cho biết lạm phát đang dao động ở khoảng 1%.
JPY giảm 1%, trong đó chỉ có 0,04% giảm sau khi có quyết định. Cặp tỷ giá USD/JPY dao động trong biên độ 0,5% trong suốt phiên giao dịch ngày thứ 6.
Đồng yên giảm 1,00% trong tuần, trong đó 0,8% đã giảm trong phiên ngày thứ 2 và 3 trước khi Trump-Kim ký kết thoả thuận “chương trình phi hạt nhân hoá”. Nhà đầu tư tin vào tăng trưởng kinh tế và không cần đến tài sản trú ẩn, và cặp USDJPY đã vượt qua đỉnh trước ngày 21/5 ở mức 111,41. Cặp này sẽ cần phải ở trên ngưỡng này để duy trì xu hướng tăng kể từ cuối tháng 3.
Tuần trước nữa, cuộc tranh luận về triển vọng của USD đã được đồn đoán rằng liệu các Ngân hàng trung ương lớn có theo kịp việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ. Hiện nay hai ngân hàng trung ương quan trọng nhất đã có tín hiệu, và mở ra xu hướng tăng cho USD.
Ảnh hưởng duy nhất có lẽ đến từ một số điều chúng tôi đã báo cáo gần đây. Các ngân hàng trung ương đã bắt đầu thay đổi trọng số ngoại tệ của họ nhằm ủng hộ euro trước việc USD tăng, và cũng để phản ứng với việc Trump vẫn làm cuộc chiến thương mại căng thẳng hơn. Đồng thời, Trung Quốc đã triển khai Hợp đồng tương lai dầu niêm yết bằng nhân dân tệ. Điều này có thể hướng nhu cầu đồng bạc xanh sang nhân dân tệ. Tất nhiên, đồng yên luôn làm thị trường bất ngờ do đó là một loại tiền tệ trú ẩn.
Tuần tiếp theo
All times listed are EDT
Chủ Nhật
19:50: Nhật Bản – Cán cân thương mại (tháng 5): dự kiến thặng dư thương mại giảm xuống 406 tỷ Yên.
Thứ 3
8:30: Mỹ – Tỷ lệ nhà ở mới bắt đầu and Số lượng cấp phép xây dựng (tháng 5): Tỷ lệ nhà ở mới bắt đầu dự báo tăng từ mức -3,7% lên 1,8%; tỷ lệ cấp phép xây dựng giảm 0,6% từ mức -0,9%.
10:50: Nhật Bản – Biên bản họp BoJ: sẽ đưa thêm thông tin về quan điểm của Ngân hàng Nhật về chính sách tiền tệ.
Thứ 4
9:30: Khu vực Châu Âu – Diễn đàn Ngân hàng trung ương ECB, Bồ Đào Nha: Ngân hàng ECB sẽ tổ chức hội nghị các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Thống đốc Lowe của RBA, Draghi, chủ tịch ECB, Kuroda, thống đốc BoJ và Powell, Chủ tịch Fed sẽ phát biểu tại Diễn đàn.
10:00: Mỹ – Doanh số nhà hiện nay (tháng 5): dự báo tăng 1,5% theo tháng từ mức giảm 2,5%.
10:30: Mỹ – Hàng tồn kho dầu mỏ EIA (kết thúc tuần 15/6): dự kiến tăng 690.000 thùng từ mức giảm 4,14 triệu thùng trong tuần trước.
Ngành năng lượng dẫn đầu đà giảm trong phiên thứ 6, giảm 2,15% và giảm 3,55% trong tuần, sau khi giá dầu giảm trước khả năng OPEC và Nga sẽ giảm kế hoạch cắt giảm sản lượng trong cuộc họp hàng tháng vào tuần sau tại thành phố Viên.
21:30: Úc – Báo cáo nhanh của RBA: Ngân hàng Hoàng gia Úc sẽ cập nhật sức khoẻ tài chính và tình hình kinh tế trong nước.
Thứ 5
7:00: Anh – Quyết định lãi suất BoE: dự kiến sẽ không thay đổi lãi suất, nhưng nên theo dõi những thay đổi về việc bầu cử trong lần bỏ phiếu trước là 7/9 thành viên ủng hộ việc giữ nguyên lãi suất.
8:30: Mỹ – Chỉ số sản xuất bang Philadelphia (tháng 6), Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu (kết thúc tuần 16/6): Chỉ số này dự kiến giảm từ 34,4k xuống 28k; số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp dự kiến tăng từ 218K lên 223K.
16:30: Mỹ – Fed công bố kết quả Nghiên cứu giới hạn tải Ngân hàng (bank stress test): Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ đưa kết quả của những nghiên cứu này. Cổ phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sẽ là tâm điểm.
7:30: Nhật – CPI (tháng 5): dự kiến tăng từ 0,6% theo năm lên 0,8%, và từ -0,4% lên 0,2% theo tháng.
19:30: Nhật – PMI khu vực sản xuất (tháng 6, sơ bộ): dự báo giảm từ 52,8 xuống 52,4.
Thứ 6
Cả ngày – Họp OPEC, thành phố Viên: Cuộc họp sẽ thảo luận về mức sản lượng của dầu.
4:00 – 5:00: Pháp, Đức, chỉ số PMI ngànhsản xuấtvà dịch vụ khu vực Châu Âu (tháng 6, sơ bộ): các chỉ số sơ bộ sẽ cho nhà đầu tư thấy một phần tình hình kinh tế tại những nền kinh tế này.
8:30: Canada – chỉ số CPI (tháng 5): tăng trưởng về giá dự kiến ở mức 2,2% theo năm, đồng bộ với tháng trước và 0,2% theo tháng, từ mức 0,3% trong tháng 4.
9:45: Mỹ – Chỉ số PMI khu vực sản xuất và dịch vụ (tháng 6, sơ bộ): chỉ số sản xuất PMI giảm từ 56,6 xuống 54, và dịch vụ tăng từ 56,4 lên 56,5.