- Dữ liệu ảm đạm của Trung Quốc có thể cản trở câu chuyện tăng giá của dầu
- Những người nắm giữ vị thế mua đối với dầu có thể lạc quan bởi doanh số bán lẻ suy yếu của Hoa Kỳ
- Các nhà giao dịch đặt cược mức tăng lãi suất của Fed vào tháng 2 sẽ là thấp nhất trong 8 tháng nếu dữ liệu của Hoa Kỳ yếu
Câu chuyện phục hồi của Trung Quốc đã thúc đẩy giá dầu vào tuần trước nhưng giá dầu có thể lại sụt giảm trong tuần này. Điều này là do các số liệu kinh tế ảm đạm được Bắc Kinh công bố vào hôm thứ Hai cho GDP cả năm, doanh số bán lẻ tháng 12 và sản lượng công nghiệp.
Xu hướng này dự kiến sẽ không khác với Hoa Kỳ, nơi thị trường mở cửa trở lại vào thứ Ba sau ngày lễ Martin Luther King vào thứ Hai, với dự đoán về dữ liệu kinh tế yếu. Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ đã công bố mức giảm đáng kể nhất trong 11 tháng vào tháng 11 — giảm 0,6% — và bản cập nhật vào thứ Tư cho tháng 12 được dự báo sẽ cho thấy mức giảm 0,8% thậm chí còn đáng kể hơn.
Báo cáo dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ tuần này bao gồm lạm phát giá sản xuất, doanh số nhà ở hiện có và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cùng với các báo cáo sản lượng sản xuất.
Thông thường, số liệu doanh số bán lẻ, việc làm và GDP yếu có xu hướng đè nặng lên giá dầu vì chúng là những dữ liệu quan trọng hỗ trợ mức tiêu thụ năng lượng cao hơn khi chúng xuất hiện ở khía cạnh tích cực.
Mặc dù dữ liệu của Trung Quốc trong giảm tuần này, nhưng những người đầu cơ giá lên đối với dầu vẫn có thể kỳ vọng vào một số dữ liệu kinh tế sắp tới của Hoa Kỳ sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang sẽ áp dụng mức tăng lãi suất nhỏ nhất trong 8 tháng nếu các số liệu công bố yếu hơn mong đợi.
Những người tham gia thị trường tiền tệ nhìn thấy gần 92% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất chỉ 25 điểm cơ bản khi kết thúc cuộc họp chính sách ngày 1 tháng Hai. Trước đó, ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 sau bốn lần tăng 75 điểm cơ bản từ tháng 6 đến tháng 11.
Dữ liệu vào cuối tuần trước cho thấy giá tiêu dùng của Hoa Kỳ đã giảm lần đầu tiên sau hơn hai năm rưỡi vào tháng 12, làm tăng thêm hy vọng rằng lạm phát đang có xu hướng hạ nhiệt và điều này sẽ khiến Fed giảm tốc độ tăng lãi suất.
Craig Erlam, nhà phân tích tại nền tảng giao dịch trực tuyến OANDA cho biết ,đối với những người nắm giữ vị thế mua đối với dầu, việc giữ cho thị trường ở trạng thái tích cực là một thách thức sau khi nhu cầu suy yếu trong ba tháng qua.
Trong phiên giao dịch hôm thứ Ba, hợp đồng giao tháng 2 đối với dầu WTI hoặc West Texas Intermediate giao dịch tại New York ở mức $79,58 lúc 01:45 ET (06:45 GMT), giảm 53 cent hay 0,7%. Dầu WTI đã tăng 8,4% vào tuần trước, bù lại mức sụt giảm trong tuần đầu tiên của năm 2023. Bất chấp sự phục hồi đó, WTI vẫn giảm khoảng 40% so với mức cao nhất vào tháng 3 năm 2022 là $130,50.
Hợp đồng giao tháng 3 đối với dầu Brent giao dịch tại Luân Đôn ở mức 84,69 USD/thùng, tăng 23 cent, tương đương 0,3% trong ngày. Tuần trước, dầu Brent đã tăng 8,5%. Giống như dầu WTI, dầu Brent cũng giảm gần 40% so với mức cao nhất của năm ngoái ở mức $139,13 vào tháng Ba.
Giá dầu giảm từ mức cao nhất của tuần trước trong bối cảnh lo ngại về dịch COVID tái phát tại Trung Quốc và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết mức độ giao thông ở Trung Quốc đang phục hồi từ mức thấp kỷ lục sau khi nới lỏng các hạn chế COVID-19, dẫn đến nhu cầu tăng đối với các sản phẩm dầu mỏ và dầu thô.
Nhưng các báo cáo vào cuối tuần qua nhấn mạnh sự gia tăng số ca tử vong do COVID-19 đã làm dấy lên lo ngại đối với giá dầu.
Bart Melek, Trưởng phòng Chiến lược Thị trường Hàng hóa tại TD Securities, cho biết :
“Sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ gia tăng nhu cầu có thể lên tới 1 triệu thùng mỗi ngày.”
Bên cạnh lãi suất của Hoa Kỳ, các nhà đầu tư sẽ rất nóng lòng chờ đợi kết luận từ cuộc họp chính sách hai ngày của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vào hôm thứ Tư trong bối cảnh suy đoán Ngân hàng Nhật Bản có thể điều chỉnh thêm đối với chính sách kiểm soát đường cong lợi suất.
BOJ đã khiến thị trường bất ngờ vào tháng trước khi mở rộng biên độ xung quanh mục tiêu lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, một động thái mà các nhà đầu tư cho rằng là khởi đầu cho một đợt tăng lãi suất trong tương lai. Các dấu hiệu về áp lực lạm phát gia tăng đã củng cố kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương Nhật Bản cuối cùng sẽ bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Giá tiêu dùng cốt lõi ở Tokyo, một chỉ báo hàng đầu về xu hướng toàn quốc, đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong bốn thập kỷ vào tháng 12, vượt mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương trong tháng thứ bảy liên tiếp.
Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ kết quả thu nhập để xem liệu các công ty Hoa Kỳ có thể đánh bại các ước tính hay không trong bối cảnh lo ngại rằng chi phí cao hơn đang làm giảm tỷ suất lợi nhuận.
Thu nhập hàng năm từ các công ty S&P 500 dự kiến sẽ giảm 2,2% trong quý, theo dữ liệu của Refinitiv. Đó sẽ là lần giảm thu nhập hàng quý đầu tiên của Hoa Kỳ kể từ quý 3 năm 2020 khi các công ty vẫn đang vật lộn với sự bùng phát của đại dịch Covid.
Chỉ số hàng đầu của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, S&P 500, tăng gần 4% kể từ đầu năm 2023 sau khi giảm hơn 19% vào năm ngoái, mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 2008.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Barani Krishnan không nắm giữ bất kỳ vị thế giao dịch nào được đề cập trong bài viết.