VN-Index có tuần tăng điểm tuần thứ 3 liên tiếp.
Điểm kỹ thuật: VN-Index – TÍCH CỰC (+6 điểm)
Vùng hỗ trợ gần nhất quanh 840 điểm.
Xu hướng dòng tiền
Trong tuần, thanh khoản thị trường ghi nhận mức giảm 8,9%, thanh khoản trung bình mỗi phiên đạt 3.700 tỷ đồng. Ngành Dược (Pharmace uticals, Biotechnology & Life Sciences) ghi nhận mức thanh khoản tăng 112,4% lên trung bình 26 tỷ đồng/phiên, ở trạng thái tích cực. Các ngành khác có thanh khoản ở mức tích cực như Thực phẩm, Đồ uống (Food, Beverage & Tobacco), Vật liệu (Material), Phần mềm (Software & Services), Hàng gia dụng (Household & Personal Products).
Một số mã tích cực trong tuần
Diễn biến nhóm thanh khoản cao
Nhóm đầu cơ tiếp tục thu hút dòng tiền khá tốt trong tuần
Giao dịch khối ngoại
Nếu loại trừ VHM (HM:VHM) mua ròng thỏa thuận 1.763 tỷ đồng, khối ngoại vẫn duy trì lực bán ròng.
Diễn biến nhóm quỹ mở
Trong 1 tuần (12 – 18/08/2020), nhóm quỹ mở rút ròng 0,6 triệu USD (14 tỷ đồng), trong đó:
- Nhóm quỹ Hàn Quốc rút ròng 4 triệu USD.
- Các quỹ huy động ròng: VN Diamond (+0,2 triệu USD), VFM VN30 (+3,4 triệu USD).
Diễn biến khối ngoại trên thế giới
Trong tuần qua (17 – 21/08/2020), khối ngoại tiếp tục bán ròng khắp châu Á.
Phân loại nhà đầu tư
Tuần vừa qua (17 – 21/08/2020) phân hóa khi nhóm tổ chức trong nước và nước ngoài mua ròng mạnh còn cá nhân trong nước và tự doanh lại bán ròng
Góc nhìn kỹ thuật
- Dow Jones vẫn đang kiểm định kháng cự cao nhất 6 tháng
- Điểm số kỹ thuật Dow Jones duy trì TÍCH CỰC (+4 điểm)
Top 20 mã giá trị giao dịch cao nhất 1 tháng
Xu hướng Top 20 chủ yếu KHẢ QUAN
Một số cổ phiếu dòng tiền tốt
Chính phủ dự kiến tung gói hỗ trợ 90.000 tỷ đồng cho người dân
- Đối tượng được hưởng chính sách lần này sẽ rộng hơn lần một. Ước tính sơ bộ, khả năng thực hiện sẽ vào khoảng 70.000 - 90.000 tỷ đồng, trong thời gian từ tháng 9 đến cuối năm nay.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác xã, tổ hợp tác; hộ kinh doanh; người lao động tại khu vực nông thôn sẽ được Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ lãi vay 3,96%, bằng một nửa lãi suất vay đối với hộ nghèo, trong vòng 12 tháng.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh được vay mức tối đa 2 tỷ đồng và 100 triệu đồng đối với người lao động.
Fed: Nền kinh tế Mỹ sẽ cần thêm các biện pháp hỗ trợ
Biên bản cuộc họp tháng 7 công bố ngày 20/8 cho thấy, Fed đã lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ sẽ cần thêm các biện pháp hỗ trợ mới để chống lại cuộc suy thoái do dịch COVID-19 gây ra, khi các biện pháp chi tiêu quan trọng đã hết hạn vào cuối tháng trước.
Số ca nhiễm Covid mới tại Việt Nam trong xu hướng giảm
Tính đến 20/08/2020, Việt Nam có 1007 bệnh nhân.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lùi thời hạn 'siết' vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Thông tư 08 sửa đổi TT 22
- Để hỗ trợ các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa lùi thời hạn siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 1 năm so với quy định cũ.
- Cụ thể, NHNN cho phép duy trì tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn với mức 40% đến hết ngày 30/9/2021.
- Sau đó từ 1/10/2021 đến 30/9/2022, tỷ lệ trên sẽ giảm về 37%. Từ 1/10/2022 đến 30/9/2023 còn 34%; và giảm xuống 30% từ ngày 1/10/2023.
NGUYÊN NHÂN:
- NHNN cho rằng, việc lùi lộ trình nói trên là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng hỗ trợ khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh.
- Để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn. Do vậy, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ mức 40% về 37% từ ngày 1/10/2020 theo lộ trình tại Thông tư 22/2019 có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn.
- Cùng với đó, do áp lực của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng dự kiến sẽ còn giảm. Vì vậy, việc giãn thời gian siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là để đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho khách hàng.
Ngành nào được hưởng lợi?
- Ngân hàng: Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của ngân hàng đến cuối tháng 3/2020 là 29%.
- Hiện 14 ngân hàng có trụ sở trên địa bàn Thành phố đã đáp ứng quy định của Thông tư 22, thậm chí giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn về dưới mức 40%.
- Thông tư 01/2020/TT-NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi suất… cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu nợ, gia hạn thời gian trả nợ cho doanh nghiệp, nhằm giữ các khoản nợ không bị chuyển nhóm do khách hàng mất khả năng trả nợ. Chính điều này cũng khiến một phần dư nợ chuyển từ ngắn hạn sang trung, dài hạn, tác động đến cơ cấu nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng hưởng lợi gì?
- Lãi suất huy động giảm 2% (từ 7 xuống 5%/năm) trong khi lãi vay giảm không đáng kể
- Duy trì tỷ trọng lớn cho vay trung và dài hạn: lãi suất cho vay > cho vay ngắn hạn
- Giảm chi phí duy trì tỷ lệ thanh khoản (phải huy động vốn trung hạn nhiều nếu TT 22 áp dụng trong năm nay)
- NIM được duy trì! (chưa tính đến nợ xấu)
- Nếu ngân hàng tốt => Index hưởng lợi?