Tăng trưởng tốt trong năm 2022
Trong cả năm 2022, giá trị XNK tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực, ước đạt hơn 730 tỷ USD (+9.1% CK). Trong đó, giá trị XK và NK lần lượt ước đạt 371.8 tỷ USD (+10.6% CK) và 360.6 tỷ USD (+8.4% CK). Sau năm 2021 tăng trưởng cao hơn 22% từ mức nền thấp, XNK đang cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt với tốc độ tăng trưởng có xu hướng trở về mức trung bình giai đoạn 2015-2020 (10.8%). Giá trị XK các sản phẩm chủ lực tiếp tục gia tăng trong năm 2022: Điện tử (+8.7% CK), Điện thoại (+3.1% CK); Máy móc thiết bị (+19.3% CK); Hàng Dệt may (+14.5% CK), Giày dép (+34.8% CK).
Cùng với tăng trưởng giá trị XNK, sản lượng thông quan cảng biển cũng tiếp tục ghi nhận con số tích cực. Cập nhật đến cuối T9 2022, tổng khối lượng hàng thông quan cảng biển ước đạt 608.3 triệu tấn (+3.4% CK). Trong đó, KL hàng XK ước đạt 148.5 triệu tấn (-2.6% CK), NK ước đạt 173.4 triệu tấn (-4.4% CK) trong khi hàng nội địa ghi nhận tăng trưởng 12.6% CK, ước đạt 284.7 triệu tấn. Sản lượng container tăng nhẹ 4.4% CK trong 9T, ước đạt 20.9 triệu TEU. Trong đó, sản lượng container XK và NK lần lượt 6.9 triệu TEU (+5% CK) và 7.1 triệu TEU (+8.9% CK). Sản lượng hàng container nội địa đi ngang, ước đạt 6.8 triệu TEU.
Giá trị XK sang các thị trường chính trong năm 2022 cải thiện tốt: Mỹ (+13.7% CK), Nhật (+20.4% CK), Hàn Quốc (+10.5% CK), Trung Quốc (+3.2% CK), EU (+23.5% CK). Bên cạnh đó, TT XK được hưởng lợi từ CPTPP là Canada (+21.1% CK) cũng ghi nhận tăng trưởng tích cực.
Hoạt động sản xuất suy giảm trong T1/2023
Trong T1 2023, giá trị XNK ghi nhận mức giảm mạnh 25% CK, ước đạt 46.5 tỷ USD. Đây là mức giảm mạnh nhất từ năm 2018. Các mặt hàng chủ lực ghi nhận tăng trưởng âm trong T1/2023: Điện tử (-11.5% CK), Điện thoại (-18.6% CK); Máy móc thiết bị (-25.2% CK); Hàng Dệt may (-30.7% CK), Giày dép (-17.7% CK).
PMI T1/2023 chỉ đạt mức 47.4 điểm và duy trì dưới ngưỡng 50 tháng thứ 3 liên tiếp. Chỉ số IIP cũng trong xu hướng giảm từ T11/2022 với mức giảm 8% CK. Hoạt động sản xuất trong T1 cho tín hiệu giảm không chỉ đến từ yếu tố trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán, mà còn phản ánh nhu cầu đang yếu đi khi giá trị XK các mặt hàng chủ lực của VN đều đi xuống. Việc này nhiều khả năng sẽ kéo theo sự suy giảm trong hoạt động XNK trong cả Q1 2023.
Tổng số dự án FDI Công nghiệp chế biến, chế tạo còn hiệu lực cuối năm 2022 đạt 15,947 DA (+2.3% CK) với tổng vốn đăng ký ở mức 260.1 tỷ USD (+7.5% CK). Tốc độ tăng trưởng tổng số dự án tiếp tục suy giảm so với các năm trước (lần lượt 4.9% và 3% trong năm 2020 và 2021) mặc dù quy mô của các dự án mới lớn hơn khi vốn đăng ký/DA tăng lên mức 16.3 tỷ USD từ mức trung bình 15 tỷ USD.
Theo World Bank, chỉ số niềm tin tiêu dùng trên thế giới và các thị trường XK chính của VN trong vùng tiêu cực. Một số thị trường chủ lực như Mỹ và EU, niềm tin tiêu dùng đang ở mức gần tương đương với các cuộc khủng hoảng tài chính. Chỉ số này ở Trung Quốc thậm chí thấp hơn trong các giai đoạn khủng hoảng.
Xem thêm tại đây