Mặc dù sau khi “đánh úp" toàn bộ nhà đầu tư bằng 1 hợp đồng tương lai -38 USD/thùng, khiến cho dầu trở thành sản phẩm "sáng nhất bầu trời" giao dịch bằng hợp đồng tương lai, vào thời điểm cách đây gần 4 tháng. Và ngay sau đó, dầu đã nhanh chóng “trở mặt” tăng một mạch như chưa có chuyện gì xảy ra, và đang chốt hạ tại mức hơn 40 USD/thùng.
Nhưng kể từ thời điểm đó cho đến nay, dầu gần như chỉ đi ngang không hề có bất kỳ cú bứt phá nào hết, mặc dù rất nhiều quốc gia sản xuất dầu đều đồng ý cắt giảm mức kỷ lục, nhưng vẫn không thể làm cho dầu tiếp tục tăng.
Vậy, câu hỏi đặt ra tại đây liệu dầu có thể sớm tăng giá trong thời gian tới hay không?
Đây hiện tại là một bài toán khó với ngành khai thác dầu. Mặc dù vào sáng nay cơn bão Marco đang đe dọa các nhà máy lọc dầu, có thể làm sụt giảm nghiêm trọng sản lượng khai thác, dẫn đến việc dầu sẽ có những biến động mới trong thời gian tới. Tuy nhiên, dầu vẫn đang bị mắc kẹt trong 3 yếu tố sau, rất dễ khiến chúng không thể tăng mạnh trong thời gian tới.
Dư thừa nguồn cung và thiếu không gian lưu trữ
Mặc dù đã trấn an nhà đầu tư hợp đồng dầu tương lai về nỗ lực cắt giảm, tuy nhiên thực tế cho thấy nguồn cung dầu hiện tại vẫn đang trong trạng thái dư thừa, đi kèm với đó là việc các kho lưu trữ lúc nào cũng trong tình trạng báo động, không còn chỗ để chứa.
Điều này thể hiện rất rõ ràng vào tháng 4 vừa qua đã khiến cho dầu giảm tới mức âm, sau đó khi tình trạng này được cải thiện giúp cho dầu tăng giá như bạn thấy suốt thời gian qua.
Theo báo cáo từ EIA tính đến ngày 24/7, nhà máy lọc dầu Hoa Kỳ đạt trung bình 14,6 triệu thùng / ngày, hoạt động suất tương đương 79,5% so với tuần trước.
Trong khi đó, số lượng dầu tích trữ đã giảm 10,6 triệu thùng, khiến tổng dự trữ dầu thô Mỹ đang đạt mức 526 triệu thùng, cao hơn khoảng 17% so với cùng kỳ 5 năm trước đó.
Điều này cho thấy dù rất nỗ lực giảm sản lượng, nhưng thực tế sản lượng dầu hoàn toàn có thể tăng lên, bởi OPEC đang tiến hành tăng lượng sản xuất dầu trở lại, rất dễ đẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung cho đến cuối tháng 12 năm 2020.
Đại dịch Covid-19 vẫn chưa được ngăn chặn
Mặc dù có rất nhiều tin tức lạc quan về việc hiện thực hoá điều chế vắc-xin Covid-19, nhưng thực tế cho thấy quá trình này sẽ phải mất một thời gian rất dài, chứ không thể nào ngày một ngày hai có thể hoàn thành, dẫn đến việc chúng ta cần phải “sống chung với lũ" nguy cơ dịch bùng phát sẽ diễn ra vào bất kỳ lúc nào. Và thực tế, dầu mỏ vẫn sẽ luôn là 1 trong những sản sản phẩm hàng hoá dễ bị tổn thương nhất bởi Covid-19.
Ngoài ra, hiện vẫn chưa có 1 thông tin chính thức về việc 1 loại vắc-xin an toàn và hiệu quả có thể được tung ra thị trường trong thời gian tới. Trong khi đó, dầu là 1 trong những sản phẩm hàng hoá, chúng chỉ thực sự trở nên sôi động khi thế giới đi vào hoạt động trở lại, lúc này mới có thể kéo theo các ngành logistic phát triển dẫn đến dầu sẽ có một kịch bản tươi sáng hơn.
Cũng chính vì lẽ đó, mà không khó hiểu vì sao bản thân OPEC+ cũng bày tỏ lo ngại rằng tốc độ phục hồi của thị trường dầu thực sự chậm hơn rất nhiều vì Covid.
Tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế
Thực tế cho thấy, Covid-19 dường như trở thành 1 cú hích để cho việc tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhiều nơi trên thế giới sử dụng tuabin gió và các tấm pin mặt trời để sản xuất điện có giá rẻ hơn khí đốt tự nhiên và than đá. Điều đó đã khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với các công ty điện lực và các nhà đầu tư.
Đặc biệt, khi giá dầu đã cú có giảm lịch sử vì đại dịch khiến cho rất nhiều nơi phải thực hiện chính sách cách lý xã hội, khiến cho dầu trở thành 1 trong những sản phẩm ảnh hưởng nặng nề vì dịch, trong khi đó giá khí đốt tự nhiên và giá than lại, vẫn giữ được mức giá tốt, không bị giảm quá nhiều.