Sự kiện nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên mức cao nhất mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt trong thời gian tới. Tương tự Viettel, Vinamilk (HM:VNM), FPT (HM:FPT),... chúng ta có cơ sở để kỳ vọng thêm những tên tuổi lớn xuất ngoại thành công. Chứng khoánTriển vọng doanh nghiệp niêm yết từ cái bắt tay "chiến lược toàn diện" Việt Nam - Hoa KỳQuốc Trung • 09/10/2023 07:56Sự kiện nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên mức cao nhất mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt trong thời gian tới. Tương tự Viettel, Vinamilk, FPT,... chúng ta có cơ sở để kỳ vọng thêm những tên tuổi lớn xuất ngoại thành công.
Từ trạng thái đối đầu, sau 18 năm bình thường hóa quan hệ (tháng 7/1995), năm 2013, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện.
10 năm sau đó, kim ngạch thương mại giữa 2 nước tăng gần 5 lần (từ 25 tỷ USD năm 2012 lên gần 123 tỷ USD năm 2022) đồng thời Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD. Sự gia tăng thương mại nhanh chóng giúp Việt Nam vươn lên vị trí đối tác lớn thứ 7 của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2011 - 2022 |
Tất nhiên, những thống kê trên chưa thể nói hết được vai trò của "cái bắt tay" 10 năm Đối tác chiến lược giữa hai đất nước.
Thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ sắp tới?
Tháng 9/2023, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất "Đối tác chiến lược toàn diện" - một "cái bắt tay" nồng nhiệt và chặt chẽ hơn. Với góc nhìn đầu tư, rõ ràng đây là cơ hội rất lớn cho những khối óc có tầm nhìn dài hạn.
Ông Nguyễn Minh Giang - Chuyên gia quản lý tài sản khách hàng - Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) |
“Dưới góc nhìn cơ hội, tiềm năng của những doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, vị chuyên gia KBSV đánh giá, kim thương mại giữa hai nước dự kiến sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Sự lớn mạnh này chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đạt được những dấu ấn tăng trưởng mới, điển hình như nhóm Dệt may với TNG (HN:TNG), May Sông Hồng (MSH (HM:MSH)), Dệt may Việt Nam (VGT (HN:VGT))…; nhóm Thuỷ sản như Nam Việt (ANV (HM:ANV)), Vĩnh Hoàn (VHC (HM:VHC)), Thủy sản Minh Phú (HN:MPC)..., nhóm Xuất khẩu gỗ như Phú Tài (PTB (HM:PTB)), Gỗ Đức Thành (GDT),...Sự kiện Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất tại thời điểm này được cho là "đúng người đúng thời điểm".
Với Hoa Kỳ, họ có công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản trị, điều hành,…trong khi Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong kết nối giao thương khu vực, nguồn tài nguyên phong phú cùng cơ cấu "dân số vàng" - một trong những yếu tố rất quan trọng.
Khi cánh cửa hội nhập tiếp tục được mở rộng, tôi cho rằng Việt Nam sẽ được tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo tiền đề để dịch chuyển nền kinh tế từ việc dựa vào lao động giá rẻ, gia công/xuất khẩu hộ sang nền kinh tế có chiều sâu, giá trị gia tăng và bền vững.
Rất có thể tới đây, Việt Nam sẽ bước vào một thập kỷ "phát triển thần tốc", có thể đón thêm nhiều doanh nghiệp lớn từ Hoa Kỳ, đặc biệt là những tên tuổi về công nghệ, sản xuất, năng lượng, logistics… hàng đầu. Ngoài ra, con đường để các doanh nghiệp Việt tiếp cận, đầu tư sang thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ thuận tiện và rộng mở hơn.
Ông Nguyễn Minh Giang - Chuyên gia quản lý tài sản khách hàng - Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
Với lĩnh vực logistics/cảng biển khi Việt Nam có vị trí địa lý đắc địa để phát triển các siêu cảng phục vụ giao thương quốc tế, những cái tên đáng được kỳ vọng có thể kể đến Gemadept (HM:GMD), Cảng Đoạn Xá (DXP), Tân cảng Logistics (TCL), PVTrans (PVT (HM:PVT)), Xếp dỡ Hải An (HAH),...
Logistics ở Việt Nam có dư địa phát triển rất lớn trong thập kỷ tới |
Câu chuyện lấy đầu tư công làm đòn bẩy cho nền kinh tế, kết nối giao thông hạ tầng giữa các vùng được Chính phủ đặc biệt coi trọng. Điều này là càng cần thiết khi Việt Nam - Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ lên một tầm cao mới, mở đường cho hàng loạt "đại bàng Mỹ" đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam (đặc biệt về lĩnh vực công nghệ và bán dẫn) như Google (NASDAQ:GOOGL), Intel (NASDAQ:INTC), Amkor, Marvell, GlobalFoundries, Boeing (LON:SBA),…
Theo dấu "đại bàng", Việt Nam sẽ đón nhận nguồn vốn FDI khủng trong những năm tới. Những doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp với tiềm năng về quỹ đất và vị thế đắc địa như Kinh Bắc (HM:KBC), Viglacera (VGC (HN:VGC)), Sonadezi Châu Đức (SZC (HM:SZC)), Becamex IDC (HN:IDC) (BCM (HM:BCM)),… có thể là nơi tập kết nguồn lực của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Trong khi đó, với lĩnh vực năng lượng xanh, công nghệ và bán dẫn - xu hướng mới của nền kinh tế tương lai, "cái bắt tay" Việt Nam - Hoa Kỳ mở ra cơ hội tiến sâu hơn vào lĩnh vực tiền năng cho những gương mặt như đang hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, công nghệ, bán dẫn như FPT, Vietel, Vingroup (HM:VIC), Masan (HM:MSN) High - Tech Materials, VNG,… Đất nước Xứ cờ hoa có trong tay công nghệ lõi, công nghệ trọng điểm… trong khi Việt Nam có vị trí địa lý và tài nguyên quan trọng (điển hình như đất hiếm) - chiếc chìa khoá mở ra cánh cửa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao sẽ là xu hướng phát triển của Việt Nam |
Sự kiện nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên mức cao nhất mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam dịch chuyển và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, chuyển đổi năng lượng công bằng, phát triển nền kinh tế số. Tương tự Viettel, Vinamilk, FPT,... chúng ta kỳ vọng sẽ có thêm những tên tuổi lớn tại Việt Nam xuất ngoại và thể hiện được tầm vóc và uy tín trên thị trường quốc tế, giúp tăng tính cạnh tranh và mở ra nhiều cơ hội phát triển.
Ông Giang đánh giá, để nắm bắt cơ hội này, mỗi doanh nghiệp cần tích cực tham gia những chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, minh bạch thông tin, chuyển đổi xanh để tạo dừng niềm tin từ phía khách hàng Hoa Kỳ. Mặt khác, việc đa dạng hóa thị trường, kênh phân phối (kể cả thị trường ngách), tạo sự thông suốt trong chuỗi sản xuất, cung ứng cũng là bài toán để doanh nghiệp Việt lớn nhanh và khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Cổ phiếu VIC, VHM (HM:VHM) đã tạo đáy thành công?