Theo Bloomberg mới đây đã đưa tin, tại Ghana - một quốc gia khu vực Trung Phi đang đối mặt với nỗi lo khan hiếm hàng hóa trước dịp Giáng sinh xét ở góc độ các công ty nhập khẩu.
Tương tự, hàng nghìn container chở đồ ăn chất đống tại các cảng biển Pakistan trong giá bánh mì tại Ai Cập tăng cao vì nhiều nhà máy không còn bột mì.
Tại Ai Cập - một trong những quốc gia nhập khẩu lúa mì hàng đầu thế giới, tình trạng khan hiếm khiến các nhà máy bột mì tư nhân lao đao bởi họ không nằm trong chương trình trợ cấp quốc gia. Khoảng 80% nhà máy xay xát đã hết lúa mì và ngừng hoạt động bởi khoảng 700.000 tấn ngũ cốc vẫn bị mắc kẹt tại cảng từ đầu tháng trước.
Tại Bangladesh, tập đoàn kinh doanh Meghna Group of Industries có thể phải cắt giảm lượng lúa mì nhập khẩu theo kế hoạch được đưa ra trước khi xung đột nổ ra.
Theo lãnh đạo phụ trách mảng mua sắm của tập đoàn, chi phí nhập khẩu lúa mì đã tăng ít nhất 20% do đồng USD mạnh lên.
Trên khắp thế giới, các nước phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực đang điêu đứng vì lãi suất và đồng USD tăng cao khiến họ không thể thanh toán những mặt hàng nhập khẩu bằng đồng USD.
Dự trữ ngoại tệ giảm khiến nhiều quốc gia khó tiếp cận với đồng USD còn các nhà băng chậm trễ trong việc thanh toán bằng đồng bạc xanh.
"Họ không đủ tiền để trả cho hàng hóa", ông Alex Sanfeliu của gã khổng lồ trồng trọt Cargill chia sẻ.
6h50 ngày 17/10 (giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động của USD với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 113,30 điểm.Sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, tình trạng khan hiếm đồng USD và sức mua giảm đang đè nặng lên hệ thống lương thực toàn cầu.USD đã chốt phiên tuần trước với mức tăng 0,94% qua đó tiếp tục duy trì đà tăng sang phiên hôm nay (tăng 0,45%) đạt mốc 113,30 điểm.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã cảnh báo về một "thảm họa nghiêm trọng không kém tình trạng khẩn cấp lương thực năm 2007 - 2008". Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen kêu gọi viện trợ lương thực cho những quốc gia dễ tổn thương nhất.
Trong khi đó, Chương trình Lương thực Thế giới nhận định thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong lịch sự hiện đại.
Hiện đồng tiền của Ghana đã mất giá 44% so với đồng bạc xanh kể từ đầu năm.
Bloomberg nhận định, tình thế thế giới vẫn rất bấp bênh. Lo ngại đối với nguồn cung từ khu vực Biển Đen gia tăng vì xung đột ở Ukraine leo thang. Tương lai của những thỏa thuận về việc đưa các lô hàng ngũ cốc ra khỏi cảng Ukraine cũng đang là dấu hỏi.
Không dừng lại ở đó, thời tiết xấu đã dẫn tới những biến động trong vài tháng qua. Dự trữ thấp, giá phân bón và năng lượng tăng cao cũng thúc đẩy chi phí sản xuất gia tăng đáng kể.
Theo IMF, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát, đồng USD sẽ mạnh lên so với các đồng tiền của những nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, khiến gánh nặng lạm phát và nợ nần càng phình to.
Không chỉ các thị trường này, thời gian gần đây, đồng Bảng Anh, Yên Nhật, Uero,... cũng đã đồng loạt giảm xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều năm thậm chí nhiều thập kỷ.
Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 13/10 cho biết, mưa lớn đã phá hủy các loại cây trồng chủ chốt như lúa gạo được gieo vào mùa Hè ở Ấn Độ, có thể làm trầm trọng thêm lạm phát của Ấn Độ qua đó thúc đẩy New Delhi áp đặt các hạn chế hơn đối với xuất khẩu ngũ cốc như gạo và lúa mỳ.
Chính phủ Ấn Độ trong tháng 9 vừa qua đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo nghiền cho chăn nuôi gia súc và gia cầm và áp thuế 20% đối với xuất khẩu gạo ngoại trừ gạo thơm Ấn Độ.
Kết hợp với lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ của Ấn Độ vào đầu năm và sự gia tăng rủi ro địa chính trị toàn cầu, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới có thể kích thích sự gia tăng hơn nữa giá lương thực toàn cầu thậm chí có thể kích hoạt cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới.
Với doanh nghiệp trong nước, do Việt Nam là quốc gia có lợi thế xuất khẩu nông nghiệp nên các chuyên gia cho rằng, nguy cơ khủng hoảng lương thực khó có thể xảy ra song diễn biến tăng giá của đồng USD có thể gây ra tác dụng ngược đến các thị trường xuất khẩu không thanh toán bằng đồng bạc xanh.
Dù vậy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu như PAN (HM:PAN), LTG (HN:LTG), TAR vẫn được đánh giá sẽ hưởng lợi từ lạm phát.
Giai đoạn căng thẳng nhất về diễn biến tỷ giá trong nước là khoảng cuối năm 2022