Câu hỏi lớn về dầu là phe nào sẽ quyết định xu hướng sắp tới khi tuần này kết thúc: những nhà đầu cơ sẽ tiếp tục đẩy giá xuống hay OPEC+?
Tổ chức 13 thành viên của các nước xuất khẩu dầu mỏ và 10 đồng minh không phải là thành viên – được gọi chung là OPEC+ – đã gây bất ngờ cho những người bán khống dầu trong năm nay khi lần đầu tiên đưa ra kế hoạch cắt giảm sản lượng ở mức lớn nhất từ tháng 2 đến tháng 3, và sau đó đã đưa ra cam kết sẽ vẫn giữ lại mức sản lượng cắt giảm đó cho đến tháng Tư.
Hai quyết định được đưa ra chỉ trong vòng 2 tháng đó đã tạo ra một chiến thắng phi thường cho liên minh nhà sản xuất. Điểm chuẩn dầu thô của Hoa Kỳ WTI và thước đo dầu toàn cầu Brent có trụ sở tại Vương quốc Anh đều tăng khoảng 40% trong khoảng thời gian từ ngày 4 tháng 1 (một ngày trước cuộc họp OPEC+ đầu tiên của năm 2021) đến ngày 8 tháng 3 (đỉnh điểm đạt được sau cuộc họp thứ hai vào ngày 4 tháng 3).
Nhưng kể từ mức cao đó, cả hai điểm chuẩn đã giảm 10% lợi nhuận chỉ trong 10 ngày.
Giờ đây, khi cuộc họp lần thứ ba của OPEC+ diễn ra vào ngày 1 tháng 4, hầu hết mọi người đặt cược vào dự đoán rằng liên minh sẽ một lần nữa giữ lại ý định về mức tăng sản lượng cho tháng Năm; thậm chí có thể là gấp đôi.
Tuy nhiên, nếu sự biến động gần đây của dầu thô có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sẽ ảnh hưởng đến giá dầu – và điều đó chắc chắn sẽ xảy ra – thì sẽ có mọi khả năng giá dầu giảm xuống, thậm chí lao dốc trong tuần này.
Khi kênh đào Suez được khai thông, dầu có ít lý do hơn để có thể tăng
Có lý do chính đáng để nghi ngờ sự biến động giá dầu trong 10 ngày qua vẫn chưa kết thúc. Với việc tàu chở container Ever Given cuối cùng đã được giải phóng khỏi Kênh đào Suez sau khi mắc kẹt lại một trong những con đường vận chuyển trọng yếu nhất cho các chuyến hàng dầu thô trong gần một tuần, giá dầu có ít lý do hơn để tăng.
Hơn nữa, sự biến động gần đây của giá dầu không phải là đặc điểm nổi bật đối với một thị trường mà trong bốn tháng trước đó hầu như đi theo một hướng - tăng. Chuyến đi tàu lượn bắt đầu vào ngày 18 tháng 3 với mức giảm 7% đã được phục hồi một phần trong hai phiên tiếp theo. Mặc dù vậy, kể từ thứ Ba, thị trường đã biến động liên tục, giảm 6% và phục hồi gần như tất cả vào thứ Tư; sau đó giảm thêm 4% vào thứ Năm, trước khi giảm mạnh trở lại vào thứ Sáu.
Tuy nhiên, đến 1:30 AM ET (05:30 GMT) vào thứ Hai, WTI dao động ở mức dưới 60 USD / thùng, giảm 2,3% trong ngày. Vào ngày 8 tháng 3, đã đạt mức cao gần 68 đô la, tăng từ mức thấp nhất vào ngày 30 tháng 10 chỉ dưới 36 đô la.
Giao dịch mới nhất của Brent là trên $63 mỗi thùng, giảm 2,2%. Vào ngày 8 tháng 3, nó đạt mức cao nhất chỉ trên 71 đô la, tăng từ mức thấp khoảng 38 đô la vào ngày 30 tháng 10.
Sự phục hồi từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 3 của dầu mỏ được thúc đẩy bởi việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và sự lạc quan về nền kinh tế mở cửa trở lại từ đợt khóa COVID-19, được thúc đẩy bởi đợt tiêm chủng toàn cầu chống lại vi-rút.
Kể từ tháng 4, 23 quốc gia OPEC+ đã giữ lại từ 9 đến 7 triệu thùng / ngày nguồn cung từ thị trường.
Thành phần quan trọng nhất trong việc cắt giảm của OPEC+ là phần của Ả Rập Xê Út - vốn chiếm khoảng từ một đến hai triệu thùng mỗi ngày kể từ tháng Tư.
Vào tháng Giêng, khi những nhà đầu cơ giá dầu giảm đang đặt cược vào việc liên minh tăng sản lượng trong bối cảnh nhu cầu tăng trở lại, Ả Rập Xê Út đã giảm gấp đôi với việc cắt giảm thêm một triệu thùng cho tháng Hai và tháng Ba, khiến giá dầu thô tăng vọt. Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Abdulaziz bin Salman khi đó đã khoe khoang rằng ông sẽ khiến cuộc sống trở thành "địa ngục" đối với những người bán khống dầu.
Khi OPEC+ họp lại vào đầu tháng này để quyết định mức sản lượng trong tháng Tư, Ả Rập Xê Út một lần nữa tuyên bố cắt giảm một triệu thùng cho tháng tới thay vì tăng sản lượng. Tuy nhiên, sự khác biệt là giọng điệu của Bộ trưởng Dầu mỏ Abdulaziz dường như thực sự quan tâm đến nhu cầu.
Trong cuộc họp tuần này về hạn ngạch tháng Năm, Ả Rập Xê Út đang cố gắng kìm hãm sản lượng một lần nữa.
OPEC+ sẽ khó bất ngờ
Nhưng một số người – như John Kilduff, đối tác tại quỹ đầu cơ năng lượng Again Capital của New York – cho rằng có vẻ như Ả Rập Xê Út đã không thể có thêm những động thái gây ra ngạc nhiên cho thị trường.
Jeffrey Halley, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương của nhà môi giới trực tuyến OANDA, đồng tình với Kilduff rằng cơ hội tăng sản lượng của OPEC+ - điều duy nhất có thể gây ngạc nhiên cho thị trường trong hoàn cảnh này – hầu như không có:
“Với các nhà nhập khẩu dầu tại khu vực châu Á trong chu kỳ bảo dưỡng nhà máy lọc dầu và sử dụng dầu trong kho, không có khả năng nhu cầu này sẽ tăng trong tuần này. Trong kịch bản này, OPEC+ gần như không có cơ hội giảm việc cắt giảm sản lượng. Tất nhiên, OPEC+ đã làm chúng tôi ngạc nhiên trước đây, nhưng mục đích của tổ chức chủ yếu nghiêng về việc hỗ trợ giá chứ không phải thực sự là mún kiểm soát lượng dầu đưa ra thị trường thấp hơn”.
Dầu biến động, có khả năng tiếp tục đi xuống
Halley cũng tin rằng sự biến động của thị trường trong 10 ngày qua đối với dầu sẽ tiếp tục, với xu hướng giảm. Ông dựa trên giả định của mình về việc thị trường sụt giảm như thế nào vào thứ Hai khi có tin tức rằng tàu chở dầu Ever Given đã được “giải cứu” khỏi Kênh đào Suez.
“Nếu tình hình Kênh đào Suez thực sự được khai thông, sự phục hồi của dầu mỏ trước OPEC+ có thể kết thúc. Với sự biến động (của) tuần trước, Brent có vẻ sẽ di chuyển xuống mức thấp hơn của phạm vi 60 đô la đến 65 đô la một thùng. Tương tự, WTI có khả năng giảm xuống mức thấp hơn của mức 57,50 USD xuống còn 62,50 USD / thùng hàng tuần”.
Vàng tiếp tục đặt mục tiêu vượt hơn mức $1,750
Trong khi đó, vàng dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động tích cực nhưng vẫn thiếu động lực trong hai tuần qua khi những nhà đầu tư kỳ vọng giá lên cố gắng thúc đẩy để giá vượt qua mức trung bình 1.700 đô la, mức kháng cự quan trọng để vàng có thể quay trở lại mốc định giá 1.800 đô la.
Trong giao dịch của tuần trước, giá vàng đã trải qua vài nhịp trước khi ổn định ở mức thấp hơn một chút so với mức một tuần trước. Quan trọng nhất, thị trường đã không phá vỡ mức kháng cự quan trọng là 1.750 đô la mỗi ounce, mặc dù chỉ đạt mức thấp hơn 4 đô la sau khi kim loại cố gắng lên mức thử nghiệm đó.
Theo thông lệ, điều cản trở vàng là lợi suất trên trái phiếu kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ, có vẻ như sẽ vượt qua mức 1,75% tiếp theo và chỉ số đô la Mỹ có thể thiết lập mức cao 92 mới.
Cả hợp đồng vàng tương lai và vàng giao ngay của Mỹ đều dao động ở mức dưới 1.730 đô la.
Từ lâu kim loại này được gắn với danh hiệu là nơi trú ẩn an toàn, kho lưu trữ giá trị và phòng ngừa lạm phát, vàng đã bộc lộ những ý nghĩa đó trong ít nhất sáu tháng nay, đặc biệt giảm khi lạm phát tăng cao khiến lợi tức kho bạc cũng tăng vọt.
Kim loại màu vàng đã thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư vào nó thông qua đỉnh điểm của đại dịch, tăng từ mức thấp nhất của tháng 3 năm 2020 dưới 1.500 đô la để đạt mức cao kỷ lục gần 2.100 đô la. Sau đó đã lao dốc, nhanh chóng tạo thành một xu hướng giảm vào đầu tháng khi mất tới 20% để chạm mức thấp dưới 1.675 đô la.
Vàng hiện vẫn bị mắc kẹt dưới 1.750 đô la, hoạt động không mấy tích cực.
-------------------------------------------
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Barani Krishnan sử dụng một loạt các quan điểm bên ngoài của riêng mình để mang lại sự đa dạng cho phân tích của mình về bất kỳ thị trường nào. Đối với sự trung lập, đôi khi ông đưa ra các quan điểm trái ngược và các biến số thị trường. Ông không giữ một vị thế nào trong các loại hàng hóa và chứng khoán mà ông viết về.