Việt Nam là quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, hiện tại đã vươn lên đứng vị trí thứ hai về giá trị xuất khẩu, bởi giá thành sản xuất cao, từ 4.8 - 5 USD/kg, gấp đôi so với Ecuador. Tuy nhiên, Việt Nam có tay nghề chế biến tôm cao hơn nước đứng đầu về giá trị xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), giai đoạn hậu Covid-19 nửa đầu năm 2022, nhu cầu và tiêu thụ tôm tại các nước xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ, tăng mạnh chưa từng có. Việc này dẫn tới tồn kho cao và mất cân bằng nguồn cung vào nửa cuối năm 2022, khi lạm phát tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm 2023, Ấn Độ và Ecuador vào vụ thu hoạch, khiến nguồn cung gia tăng và giá tôm giảm.
Tuy nhiên, vào thời điểm cuối quý 2, hai thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam là Trung Quốc và Mỹ sớm có tín hiệu phục hồi; kim ngạch xuất khẩu đều ghi nhận tháng sau cao hơn tháng trước. Với thị trường Trung Quốc, VASEP nhận định, ngành nuôi tôm nước này đang rất khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao, nên sẽ tăng cường nhập khẩu tôm.
Nguồn: VASEP
Thực tế hơn, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tiết lộ đã dần có đơn hàng khá ổn, đồng thời cũng nắm rõ hơn về tình hình thị trường chung để có hướng đối sách phù hợp. Theo đó, các doanh nghiệp ngành tôm bẫn bám phân khúc thị phần sản phẩm chế biến sâu ở Mỹ, EU, vốn là thế mạnh của mình tới thời điểm này; ngoài ra còn mở rộng phân khúc qua thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, chính phủ đang rất quyết liệt trong việc thúc đẩy doanh nghiệp thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng trong nửa cuối năm; bằng chứng là liên tục cung cấp những gói tín dụng với vốn ưu đãi, hỗ trợ hộ nuôi trồng tôm, khuyến khích hộ dân mở lại các ao tôm đã treo. Ngoài ra, giá tôm từ đầu năm đến nay đã tạo đáy; từng có thời điểm giảm quá sức chịu đựng của các hộ nuôi tôm ở tất cả các cường quốc, cho thấy giá không thể giảm sâu hơn nữa, đây cũng là thành quả để các hệ thống phân phối khép kín dự trữ hàng, tăng tiêu thụ, xuất khẩu.
Gía tôm thế giới, Fred.com
Như vậy, thời điểm các doanh nghiệp sản xuất tôm thiếu đơn hàng và buộc phải dự trữ một lưỡng lớn hàng tồn kho do cung nhiều, với mặt bằng chi phí giá vốn rẻ hơn. Kỳ vọng, khi giá tôm thực sự phục hồi và có một làn sóng vào nửa cuối năm, các doanh nghiệp này sẽ bán ra được với giá cao, góp phần cải thiện đáng kể biên lợi nhuận.
Về thị trường chứng khoán, chứng khoán Mỹ lại tiếp tục đà tăng: Dow Jones (+0.52%), Nasdaq (+0.19%), S&P500( +0.40%). Nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư Mỹ đang khá nhẹ nhàng trước thềm tăng lãi suất của Fed vào tuần này. Trong nước, hôm qua VNIndex xuất hiện một cây nến “thánh giá” sắc đỏ; lực cung chủ động vào giữa phiên nhưng ngay lập tức có lực cầu lao vào đỡ giá vào cuối phiên, chỉ số đóng cửa mốc 1190.72 (+0.49% DoD); đà tăng lan tỏa tại nhóm BĐS, xuất hiện nhóm lương thực tăng nóng do thông tin thắt chặt nguồn cung từ Ấn Độ. VNIndex trong ngắn hạn vẫn thiếu thông tin hỗ trợ mạnh, liệu có tiếp diễn đà tăng? Nhóm ngành nào nên được chú ý?
Theo dõi diễn biến thị trường ngày 25/07/2023 cùng DSC…