USD giảm sau đợt tăng dài và mạnh nhất kể từ tháng 9, từ mức thấp 89,23 lên mức cao 92,83, tăng 4% trong 3 tuần.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng yếu tố cơ bản đã khiến USD giảm, cụ thể là tốc độ thắt chặt của Fed. Tuy nhiên, cũng có thể do yếu tố kỹ thuật. Dữ liệu COT cho thấy nhà đầu tư bắt đầu bán USD ở mức gần mức kỷ lục. Sự phục hồi của đồng tiền dự trữ này đã đánh vào mặt họ một cú trời giáng, khiến họ phải mua lại với giá cao để bù cho khoản họ đã bán khống.
Sau khi tăng 10/11 phiên, cũng dễ hiểu đối với một số nhà đầu tư khi họ bắt đầu chốt lời. Chỉ báo RSI đang giảm (khi đồng tiền vẫn nằm trong vùng quá mua) từ mức 76, mức cao nhất kể từ cuộc bầu cử hồi tháng 11/2016. Đồng bạc xanh đã bị quá mua sau khi tăng 600 điểm, tương đương 6,25% cùng với Trump Trade.
Có hai trường phái suy luận ở đây về hướng đi của USD. Những người tập trung vào chỉ báo RSI dự báo sẽ có một đợt điều chính trong khi những ai chú ý tới việc nó đã vượt đường 200 dma ngày thứ 2 vừa qua cho rằng USD sẽ tiếp tục tăng. Sự thực dường như ủng hộ trường phái thứ hai, khi mà USD vừa mới chạm đường RSI, nó đã tăng thêm 200 điểm, tương đương với 2%.
Trong khi việc vượt qua đường 200 dma thậm chí còn ít hơn 1%, tạo ra một bẫy tăng. Nó đã vượt qua xu hướng giảm lần đầu tiên kể từ tháng 12/2016 khi Tổng thống Donald Trump phá giá USD sau khi ông nói với tờ báo Wall Street rằng USD mạnh “đang giết chết chúng ta”.
Vì vậy, đường RSI theo tuần đã tham gia vào ngưỡng hỗ trợ trong tháng 10, thiết lập một xu hướng tăng.
Liệu Ả rập Xê út có cố gắng làm suy yếu USD?
Vậy chính xác điều gì có thể khiến USD giảm? Mọi người cho rằng USD mạnh hơn sẽ ảnh hưởng lớn đến giá dầu, và những loại hàng hoá khác. Chúng tôi đã chỉ ra trước đó Ả rập xê út sẽ làm mọi thứ để hỗ trợ giá dầu, trước kỳ IPO của Tập đoàn Aramco. Điều quan trọng rằng giá dầu chủ yếu là do đầu cơ, do chúng ta đều không có bằng chứng để hỗ trợ nó.
Ả rập Xê út đã thanh lý phần lớn tài sản nước ngoài của mình để bù đắp thâm hụt ngân sách do giá dầu thấp, giảm tới 40 tỷ USD trong năm ngoái. Tuy nhiên, ngược lại, tỷ lệ nắm giữ Trái phiếu của Ả rập đạt mức cao nhất trong năm, 114,4 tỷ USD trong tháng 3, từ mức khoảng 89,5 tỷ USD tháng 9 năm ngoái. Ả rập xê út là nhà đầu tư lớn thứ 12 đối với Trái phiếu kho bạc Mỹ.
Luôn có mối quan ngại rằng Trung Quốc sẽ tấn công Hoa Kỳ bằng cách bán phá giá trái phiếu. Nỗi lo sợ đó ngày càng lớn do nhà đầu tư cho rằng Trung Quốc có thể nắm giữ các khoản đầu tư này như là đòn bẩy trong các cuộc đàm phán thương mại (hoặc trong những cuôcj đàm phán khác). Trong trường hợp này, nỗi lo sợ đó liên tục bị đưa ra khi Trung Quốc tuyên bố cần Trái phiếu kho bạc để ổn định tài chính. “Giết chết” thị trường trái phiếu có thể giống như việc Trung Quốc tự bắn vào chân họ.
Tình hình của Ả rập xe út tương đối khác so với Trung Quốc. Thứ nhất, việc nắm giữ 114,4 tỷ USD của họ chỉ bằng 1/10 so với mức của Trung Quốc, 1,16 nghìn tỷ USD. Thứ hai, Ả rập xê út không phụ thuộc vào Mỹ để ổn định tài chính. Ngược lại, họ đã thoái vốn khỏi các quốc gia khác và mối quan tâm duy nhất của họ là tăng giá trị hàng hoá chính của họ nhiều nhất có thể.
Vì vậy, chúng ta phải tự hỏi, liệu có khả năng Ả rập xê út đang chuẩn bị làm suy yếu đồng USD bằng cách thanh lý các khoản trái phiếu chính phủ Mỹ, hỗ trợ giá dầu trước kỳ IPO của họ? Chúng tôi cũng không có câu trả lời, tuy nhiên, điều này khá thú vị để suy đoán.