Giảm 40%
🔥 Chiến lược chọn cổ phiếu bằng AI, Người khổng lồ công nghệ, tăng +7,1% trong tháng 5.
Hãy hành động ngay khi cổ phiếu vẫn đang NÓNG.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Nhịp đập Thị trường 19/02: HNX-Index rơi sâu vì nhóm ngân hàng

Ngày đăng 18:48 19/02/2020
© Reuters.  Nhịp đập Thị trường 19/02: HNX-Index rơi sâu vì nhóm ngân hàng
ACB
-
SHB
-
TNG
-
VCS
-
BID
-
CTG
-
DHG
-
DIG
-
DPR
-
DXG
-
HPG
-
ITA
-
KBC
-
MSN
-
NCT
-
PHR
-
STB
-
VCB
-
VIC
-
VNM
-
ACV
-
SAB
-
NVL
-
HVN
-
VJC
-
DVN
-
VPB
-
LPB
-
VRE
-
CTR
-
VHM
-

Vietstock - Nhịp đập Thị trường 19/02: HNX-Index rơi sâu vì nhóm ngân hàng

VN-Index kết phiên sáng giảm 0.07%, đạt mức 927.25 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.81 điểm và rơi về mức 109.26 điểm. Độ rộng thị trường cuối phiên sáng cân bằng với 249 mã tăng và 242 mã giảm.

VN-Index bắt đầu rơi khỏi tham chiếu khi sắc xanh của VIC biến mất, đồng thời sắc đỏ trên các mã BID (HM:BID), NVL (HM:NVL), STB (HM:STB) bắt đầu lớn dần. Tuy nhiên, biên độ của chỉ số là không lớn và với thanh khoản có phần cải thiện trong phiên sáng khi khối lượng khớp lệnh đạt gần 100 triệu đơn vị. Điều này cho thấy triển vọng chỉ số vẫn khá lạc quan khi lực cầu gần vùng 920-925 điểm vẫn mạnh mẽ.

Chỉ số HNX-Index rớt mạnh dưới ảnh hưởng chủ yếu từ mức giảm hơn 1% từ bộ đôi ngân hàng ACB (HN:ACB) và SHB (HN:SHB). Tuy nhiên, với xu hướng tăng vẫn là xu hướng chủ đạo, ta chỉ nên xem nhịp giảm hiện tại là một nhịp điều chỉnh.

Nhóm hàng không lẳng lặng với sắc đỏ dưới 1% trên VCS (HN:VCS), ACV (HN:ACV), NCT (HM:NCT) và ông lớn VJC (HM:VJC), trong khi ông lớn còn lại HVN (HN:HVN) cũng chỉ nhích nhẹ trên tham chiếu. Hiện tại các mã nhóm này đang rung lắc trở lại với thanh khoản thấp khi nhà đầu tư vẫn chưa dám tham gia vào nhóm này bởi ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Mới đây, động thái giảm giá vé kỷ lục ở các hãng hàng không đã phần nào hàm ý tác hại của dịch bệnh đến với ngành này.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Diễn biến nhóm dược đã “xìu hơn” so với phiên trước khi sắc xanh trên IMP, DVN (HN:DVN) chỉ còn dưới 2%, trong khi JVC, DHG (HM:DHG), AMV điều chỉnh hơn 1% và DCL rớt sâu 4%.

Sau khi VGI đã “chạy” một quãng và đang “nghỉ ngơi” quanh tham chiếu, CTR (HN:CTR) tại nhóm Viettel cho tín hiệu bắt đầu hoạt động trở lại với sắc xanh hơn 3% và trong tình trạng dư mua vượt trội dư bán. Theo góc nhìn kỹ thuật thì nếu vượt được vùng 48,000-49,700 đồng, một nhịp tăng mới sẽ trở lại với cổ phiếu.

Nhóm ngân hàng đỏ lửa khi có tới 12 mã giảm và 6 mã mất hơn 1%, cụ thể là ACB, LPB (HN:LPB), TPB, STB, VIB và SHB, song vẫn tìm được điểm nhấn từ bộ đôi CTG (HM:CTG) và VPB (HM:VPB). Khối ngoại bán ròng gần 100 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng nhẹ 70 triệu đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, VNM (HM:VNM), SAB (HM:SAB), MSN (HM:MSN) trên sàn HOSE. DP3, TNG (HN:TNG), TNG là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng tại sàn HNX.

10h30: Nhóm Large Cap phân hóa, thị trường giằng co

Các chỉ số thị trường liên tục giằng co dưới ảnh hưởng từ sự phân hóa ở nhóm Large Cap. Độ rộng thị trường tới giữa phiên sáng (10h30) cân bằng với 221 mã tăng và 225 mã giảm.

MSN dẫn đẩu rổ VN30 với sắc xanh gần 3% và đón nhận lực cầu lớn từ khối ngoại khi khối này mua hơn 200 ngàn đơn vị mã này thông qua khớp lệnh (dù mã vẫn đang trong tình trạng bán ròng từ khối này). Theo góc nhìn kỹ thuật, diễn biến của mã đang đầy tích cực và phát tín hiệu mua với sự ủng hộ từ các chỉ báo kỹ thuật. Nếu mã duy trì trạng thái này đến cuối phiên thì khả năng cao 1 nhịp tăng mới đã trở lại với MSN.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

VIC vẫn giữ được sắc xanh hơn 1% và đạt thanh khoản tốt nhờ vào lực cầu từ hỗ trợ quanh mốc 103,000 đồng, song đây chỉ có thể là một nhịp hồi nhỏ trong một xu hướng giảm bởi ngưỡng này không thực sự đáng tin cậy. Mới đây hơn 13 triệu cổ phiếu VIC đã được niêm yết bổ sung từ ngày 17/02/2020, với nhiều khả năng đây là yếu tố tác động đến động thái xả hàng của nhà đầu tư khi lượng cổ phiếu này được phát hành để hoán đổi cổ phiếu SDI, song ngày giao dịch chính thức vẫn chưa được công bố. Nếu nhìn theo mặt kỹ thuật thì đà giảm hiện tại đã có thể được dự đoán từ phiên 12/02/2020.

Tình hình hai anh em họ Vingroup (HM:VIC) khác là VHM (HM:VHM), VRE (HM:VRE) không mấy khả quan với VHM “dậm chân tại chỗ”, trong khi VRE mất hơn 1%.

Rổ VN30 phân hóa với 12 mã tăng, 15 mã giảm và 3 mã đứng giá, với diễn biến chiều tăng có phần tích cực hơn khi có tới 6 mã tiến hơn 1%, trong khi chiều giảm chỉ có mỗi VRE. Xét về mức độ ảnh hưởng tới VN-Index thì VIC, MSN, VNM là những trụ chính, trong khi BID, VRE, VCB (HM:VCB) là những tác nhân chính kìm hãm sắc xanh của thị trường.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp vẫn xanh lè với hàng loạt các mã bứt phá hơn 3% như SNZ, ITA (HM:ITA), SIP, D2D, KBC (HM:KBC). Điều quan trọng là hầu hết các mã này đều đã trải qua một đợt giảm dài và với sự trở lại của nhịp tăng hiện tại, theo góc nhìn kỹ thuật, câu hỏi đặt ra là liệu một đợt sóng bất động sản khu công nghiệp đã trở lại?

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Sắc xanh cũng nở rộ tại nhóm cao su khi PHR (HM:PHR), DPR (HM:DPR), GVR đều tiến hơn 1% và đạt thanh khoản tốt. Nếu quan sát về quá khứ thì để ý rằng, diễn biến đầu năm của nhóm này đều có thiên hướng khởi sắc.

Mở cửa: VIC xanh trở lại

Sau phiên ATO, VN-Index và HNX-Index đang thể hiện cùng 1 bộ mặt khá ảm đạm khi mà cả 2 chỉ số đều đang khoác sắc đỏ. Song nhờ vào diễn biến bất ngờ ở VIC, VN-Index đã lấy lại sắc xanh.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên mua với 150 mã tăng và 132 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ khi cả rổ có 9 mã tăng, 17 mã giảm và 4 mã đứng giá

VHM, SAB và VRE đang là những mã có tác động tiêu cực tới VN-Index. Ở chiều ngược lại, bộ đôi ngân hàng là VPB, CTG cùng với HPG (HM:HPG) hiện là những mã xuất hiện sắc xanh và giúp củng cố chỉ số, cùng với đó là trụ chính VIC với mức tăng gần 2%.

Sau phiên ATO, sắc đỏ đang dần lan tỏa trong trong nhóm ngân hàng. Cụ thể, LPB, SHB và VIB đang là điểm nhấn của nhóm này khi xuất hiện sắc đỏ và sụt giảm hơn 1%. Ở phía sắc xanh, VPB và CTG nhích nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Hòa chung với diễn biến của ngành ngân hàng, diễn biến của nhóm bất động sản dân dụng cũng không mấy khởi sắc. VRE hiện là cổ phiếu nổi bật của ngành này thì đã lao dốc hơn 2%, theo sau đó là mức giảm quanh mốc 1% của DXG (HM:DXG) và CCL, VIC lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. Ở phía bên kia chiến tuyến, HAR cùng với DIG (HM:DIG) có cú bứt phá khá ấn tượng hơn 3%.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Bất động sản khu công nghiệp đang thể hiện bộ mặt trái ngược với diễn biến của thị trường. Có thể kể tên, SNZ có cú nhảy vọt khá ngoạn mục ở mức gần 5%, theo sau đó là mức tăng quanh mốc 1.5% của BCM và TIP, ITA cùng với LHG nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Ở chiều ngược lại, SZL xuất hiện sắc đỏ và giảm gần 1%.

Chăm sóc sức khỏe là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 1.04%. Ngược lại, tài chính khác hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 0.54%.

Lý Hỏa

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.