Đây là một sự cố vô cùng thương tâm và cũng là một trong những “cơn ác mộng” của ngành hàng không toàn cầu. Cách đây 35 năm, vào khoảng 1h52 sáng (theo giờ địa phương) ngày 24/2/1989, chuyến bay 811 của hãng hàng không United Airlines đã cất cánh từ hòn đảo Honolulu, Hawaii (Mỹ) để đến Auckland (New Zealand) và Sydney (Australia). Tuy nhiên nó đã gặp một sự cố lớn không thể tưởng tượng.
Ảnh minh họa cho thấy vị trí gặp sự cố của chiếc máy bay |
Ngoài 337 hành khách, chuyến bay 811 còn có phi hành đoàn bao gồm 18 người, trong đó có 15 tiếp viên và 3 phi công. Tại thời điểm đó, 9 người đã bị kéo ra ngoài bầu trời, bao gồm cả tiếp viên hàng không. Không chỉ vậy, vụ nổ còn làm hỏng các bộ phận của hệ thống cung cấp oxi khẩn cấp. Động cơ số 3 và 4 của máy bay cũng dừng hoạt động.
Vào lúc 02h20 (giờ địa phương), tình trạng khẩn cấp đã được công bố và phi công bắt đầu thực hiện hạ cánh khẩn cấp trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Sau khi tìm thấy đường băng gần nhất, máy bay vẫn gặp khó khăn do thiệt hại nặng nhưng may mắn vẫn hạ cánh thành công. Tất cả hành khách còn lại và tiếp viên rời khỏi chiếc Boeing (LON:SBA) chỉ trong vòng chưa đầy 45 giây để kịp thời tới chỗ an toàn.
Theo kiểm tra, thân của chiếc máy bay đã bị xé toạc khoảng 32m2. Các ghế G và H ở các hàng từ 8-12, sàn máy bay và toàn bộ đồ đạc bên trong khoang hàng phía trước đều đã biến mất.
Thân của chiếc máy bay đã bị xé toạc khoảng 32m2 |
Các ghế G và H ở các hàng từ 8-12, sàn máy bay và toàn bộ đồ đạc bên trong khoang hàng phía trước đều đã biến mất |
Đây là một sự cố vô cùng thương tâm và cũng là một trong những “cơn ác mộng” của ngành hàng không toàn cầu.
>> Cháy lớn, 26.000m3 ‘vàng đen’ mất sạch trong đêm: Ukraine muốn ép Moscow vào chân tường