Investing.com - Các thị trường chứng khoán Châu Âu đã phải đối mặt với một “cuộc kiểm tra tâm lý” vào thứ Hai.
Các thị trường bị đánh bại sau khi Trung Quốc cho phép đồng Nhân dân tệ giảm xuống dưới mức 7 lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, một động thái nhằm vô hiệu hóa tác động của quyết định thuế quan của Mỹ đối với lợi nhuận của các doanh nghiệp Trung Quốc. Bắc Kinh cũng chỉ thị các doanh nghiệp nhập khẩu của mình ngừng mua nông sản của Hoa Kỳ để có các biện pháp tốt đối phó với chính sách thuế của nước này.
Bước đi của Trung Quốc làm tăng nguy cơ mất giá cạnh tranh ở các nước khác trong “cuộc đua lao xuống đáy”, ít nhất là ở Mỹ, nơi Tổng thống Donald Trump đã không ngừng phản đối việc định giá cao đồng USD và việc Cục Dự trữ Liên bang không sẵn sàng chấm dứt tình trạng này thông qua nới lỏng chính sách tiền tệ.
Dấu hiệu về sự đổ vỡ của các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến cho khả năng tăng thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 9, Tổng thống Trump đã đưa ra đe dọa vào tuần trước. Ít nhất, điều này đã khiến thời điểm Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể giải quyết tranh chấp thương mại trở nên xa xôi hơn, làm cho các cổ phiếu blue-chip nhạy cảm với tình hình xuất khẩu của Châu Âu giảm xuống.
Lúc 5:00 AM ET (0900 GMT) hôm qua (05/08), điểm chuẩn Stoxx 600 đã giảm 2,0% xuống mức thấp nhất trong hai tháng là 370,40, trong khi chỉ số Dax của Đức giảm 1,6%, chỉ số FTSE 100 giảm 2,1% và FTSE MIB của Ý giảm 1,5 %.
Hầu hết, chính những cổ phiếu của các công ty có sự liên quan lớn nhất với Trung Quốc và Hoa Kỳ đã lao dốc. Cổ phiếu của tập đoàn Ashtead (LON: AHT), một đại diện đầu tư kinh doanh của Hoa Kỳ, đã giảm 4,6%, trong khi cổ phiếu của các công ty kim loại và khai thác đều phải chịu áp lực giảm khi giá các mặt hàng quan trọng nhất của họ giảm tới 8%. Công ty khai thác đồng Antofagasta (LON: ANTO) giảm 3,5%, trong khi Anglo American (LON: AAL) giảm 3,3%, Glencore (LON: GLEN) giảm 3% và Rio Tinto (LON: RIO) giảm 2,5%. Ngược lại, Fresnillo (LON: FRES) tăng 4,3%, do dự đoán giá vàng sẽ tăng.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất thép ArcelorMittal SA (AS: MT) và Thyssenkrupp (DE: TKAG) lần lượt giảm 4,5% và 3,6%, bị đe dọa bởi viễn cảnh thép xuất khẩu của Trung Quốc thậm chí sẽ rẻ hơn.
Các nhà sản xuất chip Infineon (DE: IFXGn), STMicroelectronics NV (PA: STM) và ASML (AS: ASML) đều giảm từ 2,1% đến 3,5%, trong khi cổ phiếu của Adidas (DE: ADSGN), hãng trang phục thể thao có sản xuất tại Trung Quốc bị đánh bại do bị cho rằng sẽ phải chịu mức thuế mới của Hoa Kỳ, đã giảm 3,2%.
Các nhà sản xuất hàng xa xỉ, chịu sự chi phối của thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng bị ảnh hưởng nặng nề, cổ phiếu của Richemont (SIX: CFR) và Swatch (SIX: UHR) của Thụy Sĩ đều giảm gần 5%, trong khi LVMH (PA: LVMH) giảm 3,3% và Burberry (LON: BRBY) giảm 3,5%. Tình trạng bất ổn đang gia tăng ở Hồng Kông, một thị trường trọng điểm tạo ra doanh thu bán hàng xa xỉ, càng khiến tình trạng bất ổn chung trở nên nghiêm trọng hơn.
Các hãng sản xuất ô tô cũng chịu ảnh hưởng, cổ phiếu của Faurecia (PA: EPED), Valeo (PA: VLOF) và Schaeffler (DE: SHA_p) bị ảnh hưởng nặng nhất. Cổ phiếu giao dịch tích cực nhất là Renault (PA: RENA), đã tăng 0,4% sau khi bắt đầu lại cuộc đàm phán với Nissan (T: 7201) về việc hồi sinh mối quan hệ đối tác chiến lược đang gặp khó khăn của họ.
Nhưng các cổ phiếu thua lỗ lớn nhất thuộc về các ngân hàng, lĩnh vực này sẽ chịu tác động lớn từ cuộc chiến tiền tệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cổ phiếu của BNP Paribas (PA: BNPP), Credit Agricole (PA: CAGR) và Natixis (PA: CNAT) đều giảm hơn 2% khi nhận thấy Ngân hàng TW Châu Âu sẽ hành động mạnh mẽ hơn nữa so với những gì đã phát tín hiệu để ngăn đồng Euro tăng so với đồng Nhân dân tệ và đồng USD. HSBC ngân hàng tập trung vào thị trường Trung Quốc (LON: HSBA) thậm chí còn giảm hơn 3,6%, khi nó hất cẳng CEO (HN:CEO) John Flint chỉ sau 18 tháng.