Hãy thử tìm kiếm với từ khóa khác
Thị trường Châu Âu tăng trong phiên sáng nay do thoả thuận thương mại có diễn biến tích cực. Tâm lý lạc quan này cũng xuất hiện trên thị trường Châu Á, ngăn đà bán tháo mạnh nhất trên khu vực này kể từ năm 2002.
Hợp đồng tương lai Mỹ chỉ số S&P 500, NASDAQ 100 và Dow mặc dù khá ổn định tại thời điểm viết, vẫn ở trong sắc xanh cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá tốt mặc dù hôm qua có chúng có diễn biến trái chiều. Đồng euro và Bảng đang chờ cuộc họp của ECB và BoE ngày hôm nay. Nhà đầu tư đang tìm thêm manh mối về kế hoạch của ngân hàng trung ương rằng họ sẽ thắt chặt chính sách hay không.
Chỉ số STOXX 600 của Châu Âu tăng hơn 0,2%, phiên thứ 4 trong tổng số 5 phiên tăng với tổng mức tăng là 1,2% nhờ ngành khai khoáng nhưng bị hạn chế đà tăng do cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích.
Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng lần đầu tiên trong 11 phiên mặc dù chỉ giảm nhẹ, 0,03% hôm qua. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông có diễn biến vượt trội trong khu vực, tăng 2,54% với các công ty nhà nước Trung Quốc dẫn đầu đà tăng. Thông tin mới rằng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã mời một nhóm quan chức Trung Quốc gia hạn đàm phán thương mại, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump đe doạ sẽ áp thêm thuế quan đối với hầu hết hàng hoá của Trung Quốc.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 1,15%, một nửa so với chỉ số Hang Seng do nhà đầu tư nội địa không cảm thấy nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,97%. Về mặt kỹ thuật, giá đang hình thành kênh tăng khi bên cầu đang dần hấp thụ bên cung. Một phiên bứt phá tăng cho thấy người mua sẵn sàng mua ở mức giá cao hơn nhằm tìm kiếm người bán mới.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,14% trong khi chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm, khi giá ngân hàng trong khu vực và công ty bảo hiểm giảm do hành vi sai phạm. ổ phiếu ngành khai khoáng bù đắp một phần thiệt hại do giá hàng hoá phục hồi, chủ yếu nhờ giá dầu tăng.
Trong phiên giao dịch Mỹ ngày hôm qua, các chỉ số có diễn biến trái chiều. Đà bán ở cổ phiếu ngành công nghệ và tài chính đã làm giảm tâm lý lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Chỉ số S&P 500 không thay đổi, chỉ tăng nhẹ 0,04% với cổ phiếu ngành Hàng tiêu dùng nhanh (tăng 1,16%), bù đắp cho ngành tài chính giảm 0,92%.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0,11%. Kể từ khi các công ty đa quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến thương mại, nay dường như đã tăng đáng kể do đàm phán về thương mại đã có chiều hướng tích cực. Thời báo Wall Street đưa tin rằng Mỹ đang liên hệ với các quan chức Trung Quốc. Giá dao động hơn 200 điểm trong phiên giao dịch hôm qua.
Chỉ số NASDAQ Composite giảm 0,23% khi công ty sản xuất chip giảm, đồng thời ngân hàng Goldman Sachs và Công ty Stifel Financial đã hạ xếp hạng của ngành cũng như triển vọng của một số công ty gồm Micron Technology (NASDAQ:MU). KLA-Tencor (NASDAQ:KLAC), Broadcom (NASDAQ:AVGO) và NVIDIA (NASDAQ:NVDA) trước quan ngại về ngành đang gia tăng.
Một số chuyên gia phân tích coi ngành bán dẫn là một chỉ báo quan trọng cho toàn bộ ngành công nghệ và rộng hơn là toàn bộ thị trường chứng khoán. Nhà chiến lược gia công ty Miller Tabak & Co., Matt Maley cho biết:
“Nếu ngành bán dẫn thực sự giảm trong tháng 9, chúng nó thể khiến nhà đầu tư thoát ra khỏi các công ty công nghệ như trong tuần trước”.
Chỉ số Russell 2000 giảm 0,19%. Các công ty chủ yếu dựa vào xuất khẩu được lựa chọn do tình hình cuộc chiến thương mại được cải thiện.
Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tiếp tục tăng phiên thứ 5, đạt mức cao nhất trong một thập kỷ.
USD giảm thiệt hại hôm qua do đàm phán thương mại tích cực hơn, khiến tâm lý nhà đầu tư chấp nhận tài sản rủi ro hơn. USD hôm qua đã giảm dưới đường xu hướng tăng và đường 50 DMA kể từ giữa tháng 5 lần thứ 2.
Đường xu hướng tăng bị phá vỡ được cho là đường kháng cự nếu không có đủ bên mua để có thể đảo chiều xu hướng. Đường 100 DMA (màu xanh dương) đang hướng lên ngưỡng 944,6. Trong khi USD có thể vượt qua đỉnh giữa tháng 8 ở mức 96,98 và kéo dài xu hướng tăng, đóng cửa ở ngưỡng 95,50. Nhà đầu tư sẽ cảm thấy lạc quan hơn.
Giá dầu thô giảm đà tăng trong 2 phiên trước do nguồn cung có thể giảm. Ảnh hưởng cơn bão Florence đối với thị trường hàng hoá đang phai nhạt dần do tốc độ cơn bão đang giảm, tuy nhiên có một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá dầu trong vài tuần tới.
Về mặt kỹ thuật, giá dầu đã tìm thấy ngưỡng kháng cự ở đáy của Mô hình đỉnh đầu vai. Đà tăng lên trên ngưỡng $71 cho thấy cung-cầu đã đảo chiều, và giá dầu có thể vượt đỉnh hồi đầu tháng 7 ở ngưỡng $75.
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá