Căng thẳng địa chính trị Iran và Israel làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông, nỗi lo thường trực về giá dầu, lạm phát tăng cao và tác động tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu. Căng thẳng địa chính trị giữa Iran và Israel đang trở thành tâm điểm của thế giới trước lo ngại về những tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Được biết, cuộc chiến này đã kéo dài hơn 7 tháng và ngày càng leo thang tới mức khó đoán định. Nhiều cuộc tấn công đã nổ ra như vụ Washington tấn công vào các cơ sở của một số lực lượng thân Iran ở Syria và Iran hay Tehran đêm 13 rạng sáng 14/4 tấn công trả đũa Israel vì Tel Aviv ngày 1/4 đã oanh tạc Đại sứ quán Iran ở Syria. Mới đây nhất là vụ Israel được cho là đã tấn công Iran vào ngày 19/4.
Những đợt “ăn miếng trả miếng” giữ Iran và Israel làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông, nỗi lo thường trực về giá dầu leo thang, lạm phát tăng cao và tác động đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Theo thống kê của Chứng khoán FPT (HM:FTS) (FPTS) về tác động của các cuộc chiến tranh đến thị trường chứng khoán trong vòng 100 năm qua. Đáng chú ý là có 3 cuộc chiến tranh lớn tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính là cuộc tấn công tại Trân Châu Cảng (-19,8%), Iraq tấn công Kuwait (-16,9%) và Triều Tiên tấn công Hàn Quốc (-12,9%).
Ngoài ra, các cuộc chiến tranh còn lại chỉ tác động đến thị trường chứng khoán trong thời gian ngắn với biên độ giao động chỉ từ 1-6%.
Tác động của các cuộc chiến tranh đến thị trường tài chính trong 100 năm qua (Nguồn: FPTS) |
Việc giá dầu tăng cao sẽ khiến quá trình kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương trở nên khó khăn hơn. Theo FPTS, kịch bản tệ nhất có thể xảy ra là khi xung đột trực tiếp giữa Iran và Israel sẽ khiến cho giá dầu có thể tăng từ 60-64 USD/thùng và kéo theo lạm phát toàn cầu có thể tăng hơn 1,2%.
Theo nhận định của chuyên gia, dưới tác động của nhiều thông tin tiêu cực về căng thẳng địa chính trị, giá dầu, lạm phát và tỷ giá sẽ khiến cho VN-Index tiếp tục gặp áp lực điều chỉnh chạm đến đến vùng 1.120-1.130 điểm. "Margin call" có thể được kích hoạt trên diện rộng khi các cổ phiếu "bốc hơi" từ 20-30% giá trị.
Về chiến lược đầu tư, trong thời điểm xu hướng giảm có thể tiếp diễn và rủi ro vẫn tăng cao khi chưa đảm bảo thị trường đảo chiều tăng trở lại, việc mở vị thế mua mới có thể dẫn đến thua lỗ lớn. Thay vào đó, nhà đầu tư cần thận trọng quan sát diễn biến giá dầu cũng như chờ đợi điểm cân bằng của thị trường chứng khoán. Do đó, việc mua khi thị trường đã xác lập xu hướng tăng sẽ hạn chế rủi ro, bởi cổ phiếu giá thấp vẫn có thể thấp hơn nữa.
>> Gần 20 tỷ USD ‘bốc hơi’ khỏi HoSE sau 1 tuần: Có nên bắt đáy trong cơn hoảng loạn?